Là một quốc đảo có hơn 7.000 hòn đảo lớn nhỏ với muôn vàn màu sắc rực rỡ thì Philippines xứng đáng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho khách du lịch nếu muốn có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và khám phá một vùng đất mới. Philippines là một quốc gia có bản sắc dân tộc vô cùng độc đáo, cá tính và đời sống của người Philippines hầu như gắn liền với các lễ hội truyền thống được tổ chức đều đặn trong suốt 1 năm. Và với mục đích đem đến cho du khách một cái nhìn khác về đất nước này, cũng như nền văn hóa nơi đây nên các lễ hội đã khéo léo kết hợp hài hòa giữa nét đẹp truyền thống và hiện đại, tạo nên sức thu hút lạ kỳ, luôn luôn tấp nập người tham dự, kể cả khách du lịch địa phương và du khách nước ngoài
lễ hội độc đáo mà du khách không nên bỏ qua khi đi du lịch Philippines
Được coi là lễ hội mùa xuân lớn nhất, nhiều màu sắc nhất ở Philippines nên lễ Ati-Atihan thường được tổ chức vào cuối tuần thứ 3 của tháng 1 hằng năm tại trung tâm tỉnh Aklan ở đảo Panay. Được biết, lễ Ati Atihan là dịp để người dân Philippines tôn vinh chúa hài đồng, vị thần hộ mệnh cho cả nước.
Lễ Ati Atihan lễ hội mùa xuân của Philippines - Ảnh minh họa
Đặc biệt, cứ đến dịp này thì du lịch Kalibo Philippines lại được dịp trở nên sôi động với những trang phục đầy màu sắc, những gương mặt được sơn đen và những vũ điệu hoang dã cùng tiếng trống rộn ràng khắp nơi. Và tâm điểm của lễ hội thường rơi vào ngày cuối cùng với màn rước tượng chúa hài đồng từ nhà thờ Kalibo đến công viên Pastrana gần đó. Lễ rước linh đình này đã trở thành một cuộc diễu hành thu hút rất nhiều người tham gia trong đó có cả khách du lịch nước ngoài. Ngoài ra lễ hội còn có cuộc thi nhảy múa ngoài trời vô cùng sôi động.
Lễ hội Sinulog là một trong những lễ hội vĩ đại, hoành tráng và nổi bật nhất, đầy màu sắc nhất ở Philippines. Lễ hội Sinulog được tổ chức mỗi năm vào ngày chủ nhật thứ ba của tháng 1 tại thành phố Cebu và thường được tổ chức trong 9 ngày.
Lễ hội Sinulog nhiều màu sắc ở Philippines - Ảnh minh họa
Mục đích chủ yếu của lễ hội là gợi nhớ về quá khứ ngoại giáo của người dân Philippines và sự công nhận của Kitô giáo. Được biết, lễ hội là dịp thu hút hàng triệu người dân địa phương và khách du lịch Philippines tham gia mỗi năm.
Dinagyang là một lễ hội tôn giáo và văn hóa của người dân thành phố Iloilo, Philippines được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ tư của tháng 1, hoặc ngay sau lễ Sinulog ở Cebu và Ati-Atihan ở Aklan kết thúc. Và lễ hội Dinagyang là một trong những lễ hội được tổ chức để tôn vinh các Santo Nino và chào mừng sự trở về của người Panay định cư ở Malaysia.
Lễ hội Dinagyang với các điệu nhảy với trống - Ảnh minh họa
Lễ hội Dinagyang được chia thành ba sự kiện lớn: Lễ hội đường phố Ati-Ati, bước nhảy đường phố Kasadyahan và cuộc thi Miss Dinagyang. Và để được tham gia vào lễ hội thì du khách sẽ phải sơn da màu nâu và chỉ có vật liệu bản địa thì mới được sử dụng cho trang phục. Đặc biệt, tất cả các điệu nhảy trong buổi lễ đều phải được thực hiện với trống.
Từ “Panagbenga” trong tiếng Philippines có nghĩa là “trăm hoa đua nở” cho nên trong những ngày tổ chức lễ hội Panagbenga khắp đường phố Baguio sẽ ngập tràn những xe hoa được trang trí lộng lẫy và những vũ công xinh đẹp. Và lễ hội Panagbenga là một dịp vui chơi rất lý tưởng cho những khách du lịch ưa thích hội hè và vẻ đẹp của hoa.
Lễ hội hoa Panagbenga - Ảnh minh họa
Ngoài ra, lễ Panagbenga không giống với bất kì lễ hội nào khác vì lễ hội hoa Panagbenga thường kéo dài đến 1 tháng với cao điểm hoạt động thường vào những ngày cuối tuần và thường được tổ chức vào tháng 2 hàng năm
Lễ hội Moriones trên đảo Marinduque (Philippines) thường sẽ kéo dài một tuần và được gọi là tuần lễ Thánh. Đây được xem là một ngày lễ quan trọng nhất đối với người Philippines.
Lễ hội Moriones một lễ hội quan trọng của người dân Philippines - Ảnh minh họa
Trong những ngày diễn ra lễ hội, người dân địa phương sẽ mặc trang phục hóa trang độc đáo và đeo mặt nạ có hình thú kỳ lạ, mô phỏng lại hình ảnh của những người lính La Mã và trên tay họ sẽ cầm những vũ khí bằng gỗ để mổ phỏng lại các cuộc chiến đấu trước đây. Ngoài ra, khi đến với du lịch Philippines vào dịp lễ hội Moriones, du khách cũng có thể dễ dàng tìm thấy những bức tượng các chiến binh La Mã với tỷ lệ như người thật tại bến cảng Balanacan.
Cập nhật lần cuối vào 08/10/2020
Ngày 5/10, cùng hòa nhịp chung vào lễ chào mừng tân sinh viên của trường ĐHQT Hồng Bàng, bộ môn Nhật Bản học cũng tổ chức riêng lễ mừng tân sinh viên theo tinh thần Nhật Bản – Omoiyari.
Omoiyari-Nghĩa là “nghĩ cho người khác”, là một từ đại diện cho cho tinh thần cho tinh thần nghĩ cho cảm xúc của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để suy nghĩ và hành động. Có thể nói hầu hết thái độ và cách cư xử của người Nhật đều chứa đựng ít nhiều tinh thần Omoiyari, được thể hiện qua những hành động rất nhỏ, rất đơn giản nhưng hiệu quả và làm người khác cảm thấy ấm lòng. Để chào đón tân sinh viên, tất cả các senpai (sinh viên đàn anh, đàn chị) đã tích cực chuẩn bị để có được một buổi chào đón vui vẻ, ấm cúng và đáng nhớ. Bạn Hòa, sinh viên năm 4 , từ những ngày đầu đã chủ động liên hệ với sinh viên để hướng dẫn các thủ tục nhập học, giải đáp các thắc mắc cho các em. Vào ngày lễ, bạn Hòa đã phát biểu với tư cách là đàn anh, nhắn nhủ cho các em những điều mà bạn tâm huyết suốt quãng đường học đại học mà bạn đang trải nghiệm.
Các sinh viên năm 3 của ngành đã chuẩn bị hoa cài áo để chào mừng các em. Các anh chị cũng đi mua rất nhiều quà như chuông gió, quạt giấy, lật đật, bút viết … và các câu đố để đố vui, giúp các bạn có những kiến thức đầu tiên về Nhật Bản.
Còn sinh viên năm 2 thì đảm trách các tiết mục văn nghệ. Các bạn tuy mới học năm 2 nhưng đã biểu diễn kể chuyện song ngữ Việt Nhật. Ngoài ra các bạn còn hát và hướng dẫn tân sinh viên hát bài hát tiếng Nhật.
Lễ đón tân sinh viên là ngày đánh dấu các bạn bắt đầu bước đi trên con đường đại học. Đối với Nhật Bản học, đây là chặng đường để các bạn chinh phục tiếng Nhật, trải nghiệm để hiểu biết văn hóa Nhật Bản, luyện tập những kỹ năng đa dạng. Tân sinh viên không phải đi một mình trên con đường này, mà bên cạnh luôn có các senpai và các giáo viên, tất cả cũng sẵn lòng giúp đỡ, hướng dẫn nhau bằng tinh thần Omoiyari Nhật Bản.