Thông thường khi sở hữu bất động sản, mọi người bảo vệ BĐS đó bằng cách mua bảo hiểm Building Insurance (chống cháy, chống lũ lụt ..) tuy nhiên có một yếu tố mà không phải ai cũng nghĩ đến là bảo vệ BĐS khi chúng ta qua đời (hay đột ngột qua đời). Đó chính là việc làm Di Chúc Thừa Kế.
Di Chúc Thừa Kế có nên được updated/reviewed không ?
Làm Di Chúc đã là một điều cần thiết, tuy nhiên update Di Chúc còn cần thiết hơn, mỗi khi có một sự kiện quan trọng nào đó xảy ra trong cuộc đời của bạn:
- Vợ/ chồng (spouse) hay bất kì người nào có tên trong di chúc qua đời
Theo kinh nghiệm bản thân của mình, những người bản xứ có tài sản ở Úc, ngoài những sự kiện mình nói bên trên, 5-10 năm họ lại xem xét, review Di Chúc Thừa Kế một lần.
Mình chia sẻ một ví dụ nhỏ: Từ sau vụ mất tích máy bay MH370, mỗi một lần đi du lịch xa bằng máy bay, vợ chồng boss cũ của mình (là người có nhiều tài sản) đều thuê luật sư review Di Chúc.
Di Chúc Thừa Kế và Tài Sản trong Quỹ Lương Hưu
Theo luật của Úc, Di Chúc và Lương Hưu là 2 phần độc lập với nhau.
Như mình đã nói ở kỳ trước, Lương Hưu được chia dựa theo Death Benefit Nomination, và được chia theo luật Lương Hưu (Superannuation Act)
Còn tất cả các tài sản khác trong tên cá nhân được chia dựa theo Luật Administration and Probate Act của tiểu bang.
Ngoài việc làm Di Chúc Thừa Kế, bạn còn có thể chỉ định (appoint) một ai đó thay mặt mình đưa ra quyết định về mặt luật pháp về một vấn đế nhất định nào đó.
Sự chỉ định này cũng phải được viết thành văn bản, được ký bởi bạn và hai nhân chứng độc lập (trong đó có một người phải là luật sư), và người được bạn chỉ định nếu chấp nhận sự chỉ định, phải ký và cũng cần có chữ ký của hai nhân chứng độc lập.
Ở Úc thường có 3 loại Powers of attonery như sau:
General power of attorney – loại thông thường, cho phép người được chỉ định đưa ra quyết định thay bạn khi bạn đi vắng (ví dụ bạn ra nước ngoài), loại này không có hiệu lực khi bạn mất khả năng đưa ra quyết định (ví dụ bị tai nạn, bệnh tật, mất trí nhớ ..)
Enduring power of attorney – loại này cho phép người được chỉ định đưa ra quyết định thay bạn, ngay cả khi bạn mất khả năng đưa ra quyết định
Medical power of attorney – loại này cho phép người được chỉ định đưa ra quyết định về mặt y tế thay cho bạn, tuy nhiên không được phép đưa ra quyết định về bất kỳ vấn đề nào khác không liên quan đến y tế.
Ngoài việc làm Di Chúc Thừa Kế, bạn cũng nên kết hợp cân nhắc cả việc làm Powers of attorney nữa nha. Thông thường Luật Sư dễ dàng giúp bạn làm được việc này.
Nguồn: Trang Nguyễn - Linkedin.
Bạn cần có Di Chúc Thừa Kế hay không ?
Để trả lời câu hỏi này, bạn cần hiểu là nếu bạn qua đời không có Di Chúc thì điều gì sẽ xảy ra?
Ở Úc, khi một người qua đời mà không có Di Chúc hợp lệ, thì được gọi là “dying intestate”
Và toàn bộ tài sản (ngoại trừ lương hưu) của người mất sẽ được chia theo luật Intestacy Law. Mình sẽ không đi vào chi tiết luật này chia tài sản như thế nào, vì đó ko phải là chuyên môn của mình, và cũng vì đây là luật ở cấp tiểu bang nên có thể mỗi tiểu bang sẽ có sự giống và khác nhau nhất định riêng.
Tuy nhiên mình nói qua là ở tiểu bang Victoria, nếu bạn qua đời ko có Di Chúc, mà để lại vợ/ chồng (spouse) và con cái thì vợ/ chồng (spouse) được nhận $100,000 từ tài sản của bạn, và 1/3 phần còn lại. 2/3 kia chia đều cho những người con của bạn.
Nói cách khác, nếu bạn qua đời không có Di Chúc hợp lệ thì Chính Phủ là người quyết định tài sản của bạn được chia như thế nào, thay vì theo đúng ý nguyện của bạn.
Việc chia như mình nói bên trên chưa chắc đã đúng theo ý nguyện của bạn phải không? Nên theo mình, tự quyết vẫn hay hơn là để chính phủ quyết thay mình.
Trong trường hợp bạn ko có spouse, con cái hay họ hàng thân thiết (có thể là bố mẹ, anh chị em ruột, anh chị em họ, cháu ruột ..) Chính Phủ ko tìm được họ hàng thân cận của bạn để chia, thì tài sản của bạn sẽ được nộp vào công quỹ của tiểu bang.
Các bạn đặc biệt lưu ý, để chia được tài sản của người mất mà không có Di Chúc, thì phải có một người đứng ra đăng kí làm Estate Administrator (người quản lý). Thời gian, công sức, và tiền bạc để làm được điều này có thể tốn kém hơn việc làm Di Chúc khi còn sống gấp nhiều lần.
Ngoài ra, nếu không có Di Chúc hợp lệ, việc phân chia tài sản rất có thể sẽ gây ra sự rắc rối về giấy tờ, sự tranh giành tài sản của những người muốn được phân chia .. và gây ra chia rẽ, sụp đổ trong gia đình. (Đặc biệt trong các trường hợp có con riêng, con chung, mẹ kế, bố dượng …)
Mình cũng chia sẻ thêm, một khi đã sở hữu tài sản lớn là bạn nên có Di Chúc Thừa Kế rồi, chứ không phải đợi đến già mới làm nhé các bạn.
Như vậy các bạn có thể thấy lợi ích hiển nhiên của Di Chúc là phân định rõ ràng ai thừa hưởng cái gì, đúng theo tâm nguyện của Thân Chủ. Và tiết kiệm về thời gian, công sức và tiền bạc trong quá trình phân chia tài sản.