Tạm Nộp Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Năm 2023

Tạm Nộp Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Năm 2023

- Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020. - Nghị định 91/2022/NĐ-CP ngày 30/10/2022. - Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019.

Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính

Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của kỳ phát sinh tiếp theo

Thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của kỳ phát sinh tiếp theo.

- Doanh nghiệp căn cứ vào kết quả kinh doanh để xác định số thuế TNDN tạm tính vào mỗi quý

- Tổng số tiền thuế TNDN đã nộp vào 3 quý đầu năm phải trên 75% tổng số thuế TNDN mà doanh nghiệp nộp của cả năm.

- Nếu người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải nộp 3 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế TNDN quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua một trong các hình thức dưới đây:

- Nộp thuế TNDN tạm tính trực tiếp tại kho bạc nhà nước

- Qua ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng.

- Nộp thuế thông qua tổ chức được ủy quyền.

- Nộp thuế qua trang web của Tổng cục thuế https://thuedientu.gdt.gov.vn/

Trên đây là hướng dẫn cách nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý cho các doanh nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY

✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142 /  Ms. Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899

iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

Theo đó, các tiêu chí xác định danh sách xếp hạng V.1000 trong năm 2022 bao gồm: doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu thuế thu nhâp doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã nộp ngân sách nhà nước trong năm 2022. Doanh nghiệp có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc (được cấp mã số thuế đơn vị trực thuộc 13 số) bao gồm số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp của trụ sở chính và các chi nhánh, đơn vị trực thuộc.

Đối với doanh nghiệp đến thời điểm xác định để công khai đã hoặc đang làm thủ tục đóng mã số thuế với các lý do sáp nhập vào doanh nghiệp khác (theo quy định hiện hành doanh nghiệp bị sáp nhập phải đóng mã số thuế), giải thể, ngừng hoạt động thì loại ra khỏi danh sách.

Kết quả, đứng đầu danh sách V.1000 là Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Tiếp đến là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel); Công ty Honda Việt Nam; Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank); Tổng Công ty Khí Việt Nam - Công ty Cổ phần (PV Gas)...

Số liệu của Tổng cục Thuế cho thấy, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp của các doanh nghiệp trong V.1000 năm 2022 chiếm 58,2%, tổng thu ngân sách về thuế thu nhập doanh nghiệp và bằng 85,1% so với số đã nộp các doanh nghiệp trong V.1000 năm 2021. Qua 6 năm thực hiện, có 301 doanh nghiệp có 7 năm liên tiếp nằm trong V.1000 của năm 2022, 2021, 2020, 2019, 2018, 2017 và 2016.

Trong V.1000 năm 2022 có 331 doanh nghiệp trong V.1000 năm 2021 bị loại ra; đồng thời, có 331 doanh nghiệp bổ sung vào V.1000 năm 2022. Tổng cục Thuế cho biết, nguyên nhân chủ yếu của 331 doanh nghiệp bị loại ra khỏi V.1000 năm 2022 là do được lùi thời gian thực hiện tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 vào đầu năm 2023 theo Nghị định số 91/2022/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp phải nộp 80% thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2022, thời hạn cuối cùng là ngày 30/1/2023.

Trong số 331 doanh nghiệp bổ sung vào V.1000 năm 2022 chủ yếu là nhờ doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho hoạt động phát sinh không thường xuyên như chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn, hoạt động khác; nộp cho quyết định truy thu của các cơ quan có thẩm quyền trong năm 2021. Ngoài ra, một số doanh nghiệp có số tạm nộp trong năm 2022 lớn hơn số phát sinh phải nộp; doanh nghiệp tăng vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng hiệu quả hoạt động dẫn đến tăng doanh thu, thu nhập 2022; doanh nghiệp hoàn thành dự án, nghiệm thu công trình đi vào hoạt động chính thức có doanh thu.

Tổng cục Thuế cho biết, danh sách xếp hạng V.1000 trên cơ sở mức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp hàng năm, không xem xét đến tính tuân thủ pháp luật thuế. V.1000 năm 2022 không nhằm mục đính tôn vinh doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật thuế. Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp bị cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền phát hiện sai phạm, thì tùy vào mức độ vẫn bị xử lý vi phạm theo đúng quy định.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý

Hướng dẫn nộp thuế TNDN tạm tính theo quý cho doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN

- Phần trích lập quỹ khoa học công nghệ là loại quỹ nhằm mục đích tạo nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ của doanh nghiệp. Mức trích quỹ KH&CN tối đa là 10%.

- Thuế suất thuế TNDN quy định với từng trường hợp cụ thể như sau:

+ Thuế suất thuế TNDN đối với doanh nghiệp thông thường là 20%

+ Thuế suất thuế TNDN đối với quỹ tài chính, tín dụng là 17%

+ Thuế suất thuế TNDN đối với doanh nghiệp có hoạt động dò tìm, khai thác, chế biến tài nguyên là từ 32% đến 50%

- Thu nhập tính thuế được tính theo công thức:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – ( Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)

Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý

Hồ sơ khai thuế TNDN cập nhật đầy đủ nhất

Muốn nộp thuế TNDN tạm tính cho đúng thì trước tiên, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo bộ hồ sơ sau dây:

- Tờ khai thuế TNDN tạm tính theo Mẫu 01A/TNDN

Mẫu 01A/TNDN áp dụng cho các doanh nghiệp mới thành lập hoặc hoạt động kinh doanh bị thua lỗ vào năm trước sẽ dùng để kê khai.

- Tờ khai thuế TNDN tạm tính theo Mẫu 01B/TNDN

Mẫu 01B/TNDN áp dụng cho doanh nghiệp khai theo tỷ lệ chịu thuế trên doanh thu tạm tính và doanh nghiệp không kê khai được chi phí phát sinh.

Lưu ý về những quy định đối với thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

- Mỗi quý, doanh nghiệp không cần thực hiện lập tờ khai thuế TNDN tạm tính quý mà dựa trên kết quả kinh doanh thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý. Thời gian chậm nhất là ngày 30 của quý tiếp theo.

- Trường hợp nếu tổng 4 lần nộp thuế TNDN tạm tính quý từ 20% trở lên so với số tiền thu nhập doanh nghiệp cần phải nộp thì doanh nghiệp đó phải thực hiện nộp lãi chậm nộp với mức chênh lệch là 20%.

- Trường hợp số tiền thuế TNDN tạm tính nhỏ hơn số thuế phải nộp dưới 20% mà doanh nghiệp nộp chậm so với thời gian quy định thì tính tiền nộp chậm kể từ ngày hết hạn nộp thuế đến ngày hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

- Doanh nghiệp sau khi thực hiện quyết toán thuế TNDN xong thì cơ quan thuế sẽ kiểm tra nội dung. Nếu có sự chênh lệch thì doanh nghiệp bị tính tiền nộp chậm đối với toàn bộ số thuế đã quyết toán.