Giấy phép môi trường là loại giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cơ sở công nghiệp nhằm xác định các chỉ tiêu môi trường do nhà nước đặt ra. Giấy phép môi trường còn là công cụ cho phép cơ quan nhà nước kiểm soát, điều chỉnh tải lượng chất thải phát sinh nhằm kiểm soát tốt ô nhiễm, duy trì, bảo vệ mục tiêu chất lượng môi trường. Chính vì vậy, các ngành nghề phải có giấy phép môi trường bắt buộc, phù hợp với tiêu chí của nhà nước.
Những ngành nghề nào được miễn giấy phép môi trường?
Các hoạt động sau đây được miễn giấy phép môi trường:
Nội dung của giấy phép môi trường gồm những gì?
Giấy phép môi trường bao gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020:
- Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
- Nội dung cấp phép môi trường;
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Thời hạn của giấy phép môi trường;
Trong đó, nội dung cấp phép môi trường sẽ gồm:
- Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
- Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;
- Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
- Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Có thể thấy, nội dung của giấy phép môi trường được tích hợp các nội dung của giấy phép môi trường thành phần trước đây (như Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi…).
, nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ ngay đến tổng đài
Cập nhật mới nhất Luật bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 quy định về căn cứ và thời điểm cấp giấy phép môi trường
Theo Điều 42, Luật Bảo vệ môi trường 2020 được thông qua ngày 17/11/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 quy định căn cứ và thời điểm cấp giấy phép môi trường gồm:
1. Căn cứ cấp giấy phép môi trường bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này;
b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định (nếu có);
c) Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản này;
d) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
đ) Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Tại thời điểm cấp giấy phép môi trường, trường hợp Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì việc cấp giấy phép môi trường được thực hiện căn cứ vào các điểm a, b, d và đ khoản này.
2. Thời điểm cấp giấy phép môi trường:
a) Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
b) Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 36 của Luật này. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng không thuộc đối tượng được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng thì phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng;
c) Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, chủ dự án đầu tư được lựa chọn tiếp tục vận hành thử nghiệm để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc lập hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm. Chủ dự án đầu tư không phải vận hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải nhưng kết quả hoàn thành việc vận hành thử nghiệm phải được báo cáo, đánh giá theo quy định tại Điều 46 của Luật này;
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (sau đây gọi chung là giấy phép môi trường thành phần). Giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.
3. Trường hợp dự án đầu tư hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được thực hiện theo nhiều giai đoạn, có nhiều công trình, hạng mục công trình thì giấy phép môi trường có thể cấp cho từng giai đoạn, công trình, hạng mục công trình có phát sinh chất thải. Giấy phép môi trường được cấp sau sẽ tích hợp nội dung giấy phép môi trường được cấp trước vẫn còn hiệu lực.
4. Giấy phép môi trường là căn cứ để thực hiện hoạt động sau đây:
a) Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
b) Thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở.
5. Trường hợp có thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở thì chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm tiếp tục thực hiện giấy phép môi trường và thông báo cho cơ quan cấp giấy phép môi trường biết để được cấp đổi giấy phép.
6. Kể từ ngày giấy phép môi trường có hiệu lực, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường thành phần hết hiệu lực.
Mọi thắc mắc, hướng dẫn Quý doanh nghiệp liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh nhất theo:
CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THĂNG LONG
Website: Web: http://thutucmoitruong.vn/ Email: [email protected]
Facebook: https://www.facebook.com/CongtyTuvanMoitruongThangLong
VPGD: Số 23 Dịch vụ 2, Khu đô thị Văn Phú, Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội.
Hotline: 0975 649 380 / +84 (24) 66 525 129 / 024 66 527 111
Khi thảo luận về quy trình kinh doanh và tuân thủ quy định pháp luật, việc có được giấy phép môi trường là một phần quan trọng. Có nhiều ngành nghề đặc biệt yêu cầu các doanh nghiệp phải có giấy phép môi trường để đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh của họ không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh. Hãy cùng ACC Đồng Nai tìm hiểu Những ngành nghề nào phải có giấy phép môi trường? thông qua bài viết dưới đây.