Mặt trái của du học Úc rất phổ biến khác là các bạn du học sinh thường không nhận biết được khả năng của chính bản thân mình. Để có thể du học ở nước Úc, bạn sẽ đạt các điều kiện nhất định về học vấn và khả năng tiếng Anh. Tuy nhiên, việc giao tiếp hay học tập bằng ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ không hề dễ dàng. Bạn có thể đủ điểm IELTS hay GPA nhưng vẫn chẳng thể hiểu nổi những gì giáo viên đang giảng bài? Hay bạn rất tự tin với khả năng làm việc nhóm và thuyết trình ở Việt Nam nhưng lại rơi vào lúng túng khi làm việc nhóm với các bạn mới với các nền văn hoá khác nhau? Bạn có thể nhận ra rằng những gì mình đạt ở Việt Nam chỉ là muối bỏ bể, và rằng những kiến thức hay kỹ năng bản thân chuẩn bị chưa bao giờ gọi là đủ.
Những khó khăn của du học sinh khi về nước tìm việc
Chi 6 tỷ cho 6 năm học tại Mỹ, ngỡ ngàng khi về Việt Nam mất 4 tháng mới nhận được nhận offer đầu tiên, lương 10 triệu/tháng, Hà Vy rẽ hướng sang Malaysia tìm việc.
Mục tiêu: Mô tả thực trạng khó khăn trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang,khảo sát trên 500 sinh viên đại học chính quy khoá 10, 11 và khoá 12.
Kết quả: 100% sinh viên tham gia nghiên cứu cho biết có gặp khó khăn trong học tập theo tín chỉ với các mức độ khác nhau. Một số khó khăn khi tham gia học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên bao gồm: khó khăn về môi trường học tập, khó khăn về các mối quan hệ trong học tập, khó khăn về thái độ, động cơ và sự hứng thú trong học tập; khó khăn về kỹ năng học tập và khó khăn về nhận thức học tập theo tín chỉ (khó khăn khi bước vào chương trình học theo hình thức tín chỉ). Sinh viên gặp trở ngại nhiều nhất về kỹ năng học tập, 85,9% cảm thấy bị “áp lực điểm số thi cử”.
Kết luận: Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên thực sự gặp những khó khăn khi tham gia học tập theo hình thức tín chỉ.
khó khăn, sinh viên, học tập, hệ thống tín chỉ.
công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-phi thương mại 4.0 International Giấy phép . p>
Bản quyền (c) 2018 Tạp chí Khoa học Điều dưỡng
07/01/2022 21:57 | 1045 lượt xem
Hàn Quốc từ lâu đã là một nơi tuyệt đẹp mà tất cả mọi người nhất là các bạn trẻ thường muốn một lần đặt chân đến. Nó dường như là phong trào cho giới trẻ Việt Nam hiện nay. Vậy tại sao du học Hàn Quốc lại có sức hút như vậy? Ngay bây giờ thôi trung tâm ngoại ngữ Hải Phòng sẽ bật mí cho mọi người biết qua bài viết dưới đây nhé!
Theo như Wikipedia thì Hàn Quốc quốc hiệu chính thức là Đại Hàn Dân Quốc là quốc gia thuộc khu vực Đông Á, nằm trên nửa phía Nam của bán đảo Triều Tiên. Biên giới trên bộ cũng như trên biển ở phía Bắc giáp với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tithông qua Khu vực phi quân sự liên Triều và vùng biển Bắc Triều Tiên qua Đường giới hạn phía Bắc, phía Đông tiếp giáp biển Nhật Bản, phía Nam giáp với đảo Kyushu thông qua eo biển Triều Tiên và phía Tây là biển Hoàng Hải.
Đồng thời là một trong bốn con rồng kinh tế thuộc khu vực Đông Nam Á nên nền kinh tế cũng như các lĩnh vực khác ở đây phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng. Chính vì thế mà các bạn trẻ luôn muốn gửi gắm ước mơ du học vào đất nước này.
Thuận Lợi Của Việc Đi Du Học Hàn Quốc
Vì là một quốc gia lớn mạnh và phát triển về mọi mặt nên Hàn Quốc luôn là mớ ước của du học sinh các nước trong đó có Việt Nam. Những thuận lợi mà nó mang lại là rất lớn đối với những ai đã đang và sẽ đi du học Hàn Quốc.
1.Được tiếp xúc với phương pháp giảng dạy khoa học và công nghệ tiên tiến
Sở dĩ Hàn Quốc thu hút được nhiều bạn trẻ đến đây du học là bởi vì được mọi người đánh giá rất cao về chất lượng giảng dạy. Các trường Đại học ở đây luôn biết bắt kịp xu hướng để thay đổi phương pháp dạy làm chất lượng hơn. Cho ra nhiều nhân tài hơn. Ngoài ra các trường Đại học luôn trang bị công nghệ tiên tiến nhất và cơ sở vật chất hiện đại nhất tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong và ngoài nước.
2.Mở mang đầu óc với những nét văn hóa và mở rộng mối quan hệ
Khi các bạn đặt chân đến đây du học không chỉ được học những kiến thức trong sách vở mà còn có thể được trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc ở nơi đây. Với những địa điểm nổi tiếng nhất, được gặp idol của mình và đặc biệt là thiên đường ẩm thực của Hàn Quốc. Quen biết được nhiều người, mở rộng nhiều mối quan hệ tốt cho việc ra trường sau này.
3.Cải thiện nâng cao vốn ngoại ngữ
Việc được mở mang đầu óc với những nét văn hóa và mở rộng được mối quan hệ còn giúp cho chúng ta nâng cao khả năng ngoại ngữ Hàn Quốc. Thậm chí là nâng cao cả những tiếng khác nữa. Bởi ngoài việc bạn ăn, ở, giao lưu nói chuyện 100% bằng tiếng Hàn thì bạn có thể học được rất nhiều ngôn ngữ khác nữa. Mà bạn biết đấy Hàn Quốc có rất nhiều các du học sinh ở khắp nơi trên thế giới đến đây học tập và làm việc nên khả năng nâng cao trình độ ngoại ngữ của bạn là điều bạn có thể làm được.
Đây là một đất nước phát triển và trình độ cao nên khi bạn có tấm bằng Đại học ở đây bạn có thể làm việc ở mọi quốc gia khác nhau với mức lương đáng ngưỡng mộ nếu bạn có trình độ cao. Nếu không bạn cũng có thể về nước làm việc tại những công ty Hàn.
Khó Khăn Của Việc Đi Du Học Hàn Quốc
1.Chi phí sang và học tập khá cao
Việc đi du học sang Hàn Quốc là một ước mơ của nhiều bạn nhưng cũng có rất nhiều bạn trẻ vì chi phí quá đắt đỏ mà đành để ước mơ của mình dang dở. Nhất là các bạn trẻ ở nông thôn thì lại càng khó vì chi phí nên tới 200-250 triệu đồng.
Chắc chắn rằng khi phải đi học tập ở một nơi xa quê hương, xa những người thân yêu của mình đến hàng vạn cây số để đến ở một nơi đất khách quê người thực sự rất khó khăn. Đã có rất nhiều bạn trẻ vì không chịu được áp lực này mà đã phải đi về nhà.
Ngôn ngữ cũng là một rào cản khá lớn đối với những bạn trẻ khi đến Hàn Quốc du học. Vì khi muốn đến đây học thì khả năng ngôn ngữ của các bạn phải đạt đến trình độ nghe, nói và đọc viết được. Có như vậy thì mới sinh sống, học tập và làm việc tại đây được.
4.Khác biệt về lối sống, văn hóa
Rất nhiều người đến đây đã sốc về văn hóa và cách sống ở nơi đây. Có rất nhiều những lối sống, phong tục tập quán khác nhau mà buộc chúng ta phải cố gắng thích nghi với nó. Để có thể sống, học tập và làm việc ở nơi đây.
Trên đây là bài viết về những thuận lợi và khó khăn của việc đi du học Hàn Quốc mà tôi muốn gửi tới các bạn. Như các bạn cũng thấy đó những thuận lợi thì rất nhiều mà những khó khăn thì cũng nhiều không kém. Nên trước khi quyết định bạn phải tìm hiểu kĩ lưỡng, lấy ý kiến của mọi người đi trước. Chúc các bạn thành công trên con đường mình đã chọn.
Trung tâm đào tạo ngoại ngữ Hải Phòng
Khó khăn gặp phải khi vừa vào đại học và cách mình vượt qua
Những kỉ niệm đẹp ở trường Nhật ngữ
Mình là một du học sinh tự túc sang Nhật từ năm 18 tuổi, sau khi tốt nghiệp THPT và có trình độ tiếng Nhật tương đương N4. Vì đã quyết định sẽ sang Nhật từ sớm nên mình không thi đại học ở Việt Nam. Nhưng mình vẫn luôn ấp ủ giấc mơ một ngày nào đó có thể bước vào cánh cổng đại học như bao nhiêu bạn sinh viên khác. Vì vậy, dù biết là vất vả mình đã lên kế hoạch sẵn là sau khi tốt nghiệp trường Nhật ngữ mình sẽ học lên đại học.
Tuy xuất phát điểm của mình không cao, nhưng trong thời gian học tại trường Nhật ngữ minh may mắn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô từ khi luyện thi JLPT, thi EJU đến việc lựa chọn trường đại học phù hợp với khả năng của bản thân, chuẩn bị hồ sơ, phỏng vấn… và rất nhiều việc linh tinh nhỏ khác nữa nên cuối cùng mình đã đỗ vào trường đại học mà mình mong muốn. Trong thời gian mình đi làm thêm mình từng gặp gỡ khá nhiều bạn có hoàn cảnh, xuất phát điểm giống mình khi còn ở Việt Nam nhưng vì chẳng may chọn phải trường Nhật ngữ có chất lượng không tốt mà đến khi tốt nghiệp chỉ có thể học lên semmon hay học dự bị đại học. Bởi vậy, theo mình việc lựa chọn trường Nhật ngữ cũng quan trọng không kém việc chọn trường đại học. Mình vẫn luôn biết ơn những thầy cô tại trường Nhật ngữ nơi mình từng theo học vì nhờ có các thầy, cô mà mình được từng bước đến gần với giấc mơ đại học của mình hơn.
Khó khăn đầu tiên khi vào đại học
Từ khi trở thành sinh viên đại học cuộc sống của mình trở nên bận rộn hơn trước rất nhiều. Mình không chỉ có mỗi việc đến lớp nghe giảng, như hầu hết các bạn sinh viên khác mình phải tự sắp xếp cho mình lịch học hàng ngày. Ngoài ra, phải cân bằng thời gian giữa việc làm thêm, đi học và tham gia câu lạc bộ ở trường. Mọi việc bắt đầu trở nên khó khăn khi khối lượng kiến thức mới mà mình buộc phải tiếp thu cứ không ngừng tăng lên. Dù trước khi vào đại học mình đã cố gắng tự trau dồi tiếng Nhật của bản thân và có sự chuẩn bị về mặt tâm lý nhưng mình vẫn bị sốc khá nặng về việc bản thân không thể theo kịp bạn bè.
Do thiếu kiến thức nền tảng có những giờ học mình hoàn toàn không hiểu được giáo viên đang giảng về vấn đề gì nhưng lại ngại không thể giờ nào cũng nhờ giáo viên giải đáp thắc mắc, mà nhiều lúc mình cũng không biết mình nên hỏi về vấn đề gì vì mình có quá nhiều vấn đề không hiểu. Có lúc mình cảm thấy kiến thức mình có chỉ là kiến thức của học sinh cấp 2 nhưng lại buộc phải học chương trình dành cho sinh viên đại học vậy. Mình cứ cố thuyết phục bản thân sẽ cố gắng tự tra tài liệu, đọc sách tham khảo để tìm hiểu thêm nhưng vừa học, vừa làm, vừa phải hoạt động câu lạc bộ khiến mình hầu như không có quá nhiều thời gian để tự bổ sung vào những lỗ hổng kiến thức ngày càng lớn của mình.
Mọi thứ cứ trôi qua cho đến khi mình phải đối mặt với kì thi cuối học kì đầu tiên. Mình gần như tuyệt vọng khi nhìn thấy kết quả mình trượt hai môn, trong đó có một môn là 必修科目(ひっしゅうかもく)ーđây là môn mình buộc phải đỗ trong thời gian học năm nhất thì mới đủ điều kiện lên năm thứ 2. Điều này đồng nghĩa với việc nếu học kì sau mình tiếp tục không đỗ môn này thì mình sẽ phải học lại một năm.
Đến lúc này mình nhận ra bản thân không thể cứ mãi mơ màng như vậy nữa, mình không thể làm gia đình thất vọng, không thể để bao nhiêu tiền bạc, công sức đổ sông đổ bể được. Mình quyết định sẽ giảm giờ làm thêm để tập trung cho việc học, sẽ tra tài liệu, đọc sách tham khảo, hỏi bạn bè, thầy cô về những gì mình không hiểu nhằm nắm được toàn bộ kiến thức trong tuần đó chứ không để dồn kiến thức sang những tuần sau như trước đây nữa. Vậy là cứ hễ có thời gian rảnh mình đều sẽ lên thư viện trường để ôn bài, tra tài liệu, làm bài tập…Mình còn chụp hình lại nội dung trong sách giáo khoa bằng điện thoại để tiện xem những lúc trên tàu. Mình vốn không giỏi ở những môn phải ghi nhớ nên có những lúc mình gần như muốn bỏ cuộc vì không thể nhớ quá nhiều kiến thức mới được, đặc biệt lại phải ghi nhớ và diễn đạt lại những kiến thức đó bằng tiếng Nhật chứ không phải bằng tiếng mẹ đẻ.
Những lúc như vậy mình lại nhớ đến gia đình mình nhiều hơn, nhớ đến vẻ mặt vui mừng của mẹ khi mình báo tin đỗ đại học, nhớ đến lời dặn dò của cha “con hãy cố gắng học tập, đừng làm thêm nhiều quá, phải giữ gìn sức khỏe con nhé”. Nhà mình vốn chẳng giàu sang hay dư giả gì nhưng để mình có được những thứ tốt nhất cha mẹ mình đã hy sinh rất nhiều, mình tự nhủ mình không thể để cha mẹ phải buồn lòng, lo lắng thêm nữa, phải để cha mẹ tự hào về mình. Con đường này là mình tự chọn, nên mình không thể bỏ cuộc giữa chừng được! Mình cứ không ngừng cổ vũ bản thân như thế từng ngày từng ngày một.
Lần này, nhờ sự tập trung cao độ và có kinh nghiệm từ thất bại lần trước mà mình không để trượt bất cứ môn nào ở kì thi cuối kì nữa. Thật may mắn là bao nhiêu cố gắng của mình đã không uổng phí, mình cuối cùng cũng thuận lợi trở thành sinh viên năm 2. Lần này, mình hiểu rõ mình không thể lơ là như trước đây mà phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Đến giờ, khi đã là sinh viên năm 4 mình vẫn giữ thói quen nội dung học được trong tuần nào sẽ cố gắng nắm vững trong tuần đó, nếu không hiểu thì phải tra tài liệu hoặc nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè ngay để không xảy ra trường hợp có quá nhiều vấn đề không giải quyết được như học kì đầu năm nhất nữa. Mình hiểu rằng con đường phía trước còn rất dài và có thể còn nhiều khó khăn khác đang chờ đợi mình phía trước nhưng mình tin rằng mọi nỗ lực đều sẽ được đền đáp chỉ cần bản thân kiên trì. Vì vậy, nếu bạn đang trong hoàn cảnh như mình thì đừng vội bỏ cuộc bạn nhé.
Du học Úc ở xứ sở chuột túi là điều mà ai trong các bạn học sinh, học sinh cũng mơ ước bởi nước Úc là đất nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới, cùng với môi trường sống trong lành chắc chắn là môi trường học tập lý tưởng cho bạn. Tuy nhiên, không phải điều gì cũng chỉ có màu hồng. Bạn đã thử bao giờ cân nhắc đến những mặt trái của du học Úc chưa?
Măt trái của du học sinh Úc và những khó khăn
So với những lợi ích nhất định của việc du học thì bạn sẽ phải đương đầu khá nhiều với những cú sốc khi sinh sống và học tập tại nước Úc. Trong bài viết dười đây, Vision First sẽ liệt kê một số mặt trái của du học Úc để bạn có cái nhìn khách quan hơn về việc du học, từ đó có thể chuẩn bị hàng trang lên đường một cách cẩn thận và chu đáo hơn.
Mặt trái của du học Úc đầu tiên có thể kể đến là xa nhà. Khi đặt chân đến một đất nước xa lạ để học tập và sinh sống, bạn sẽ phải chính thức một mình đương đầu với mọi vấn đền trong quá trình sinh sống và học tập tại nước Úc. Bạn có thể là sinh viên Việt Nam duy nhất trong trường hoặc là một trong những sinh viên Châu Á hiếm hoi trong lớp học. Từ đó, có thể bạn sẽ cảm thấy cô đơn, nhớ nhà. Tuy nhiên, nếu chịu khó làm quen với các bạn mới, mọi người sẽ rất sẵn lòng giúp đỡ và chia sẻ khi bạn cần.