Cho trẻ đi học sớm là điều rất cần thiết nhưng câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đưa con đi học không khóc, không ốm?
Trẻ không được chăm sóc kỹ như ở nhà
Khi ở nhà trẻ được cha mẹ chăm sóc, bao bọc tốt hơn và được quan tâm nhiều hơn là khi đi học. Bởi vì ở trường học có rất nhiều trẻ nên các thầy cô không thể quan tâm, chăm sóc từng bé nhiều như ở nhà cha mẹ vẫn chăm sóc cho con được. Hơn nữa, chế độ sinh hoạt ở trường học có thể điều độ hơn nhưng chất lượng bữa ăn có thể không được như ở nhà. Một số trẻ chưa quen với thức ăn ở trường hoặc kén ăn có thể trẻ sẽ bỏ ăn, ăn ít, quấy khóc không chịu ăn. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ có thể thiếu chất dinh dưỡng, sụt cân và không có đủ sức đề kháng để chống lại bệnh nên trẻ rất dễ bị ốm.
Những bệnh thường gặp khi trẻ đi học
Tình trạng trẻ đi học hay bị ốm hiện nay rất phổ biến khiến bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Sau đây là những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi đến trường:
Chuyên gia hướng dẫn sử dụng Scumin Gold để đạt hiệu quả cao nhất
Scumin Gold cũng như bất kể các loại thuốc hay TPBVSK khác, ba mẹ nên cho trẻ bổ sung đúng cách, đủ liệu trình mới mang lại hiệu quả cao nhất.
- Pha 1 gói Scumin Gold với 15-20 ml nước ấm, hoặc có thể ăn trực tiếp, hoặc trộn với bột ăn dặm, cháo đã nấu chín, sữa, sữa chua, sinh tố.
- Liều dùng trên vỏ hộp là liều DUY TRÌ, liều PHÒNG THIẾU. Các bác sĩ, dược sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng thực tế để kê liều BÙ THIẾU, có thể gấp 2-3 lần liều DUY TRÌ, trong vòng 2-3 tuần đầu.
- Thường thì sau 1-2 tuần là có hiệu quả cải thiện tình trạng biếng ăn. Nên sử dụng đủ liệu trình trong 4-6 tuần liên tiếp để đạt hiệu quả tốt nhất.
Scumin Gold tự hào là sản phẩm hàng đầu dành cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, là tuyệt chiêu giúp ba mẹ "Chăm con Organic - Chăm con thuận tự nhiên". Hãy liên hệ đến Viện Dinh dưỡng VHN Bio để được các chuyên gia tư vấn sử dụng sản phẩm hiệu quả, bố mẹ nhé!
Trẻ đi học hay bị ốm là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ. Mong rằng thông qua bài viết trên cha mẹ đã hiểu rõ nguyên nhân trẻ đi học hay bị ốm, từ đó có cách phòng và xử trí tốt nhất, giúp bé luôn khỏe mạnh để học tập và thỏa sức vui chơi.
Để được tư vấn hoặc tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Scumin Gold, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua website: http://vhnbio.vn / Fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio.
Daycare syndrome- hội chứng nhà trẻ, là gì?
Daycare syndrome hay còn gọi là hội chứng nhà trẻ, là tình trạng lặp đi lặp lại các triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên: Sốt -> Chảy nước mũi -> Ngạt mũi -> Ho -> Sốt -> Chảy nước mũi -> Ho -> Sốt…
Hội chứng này thường gặp trong 1-2 năm đầu đi nhà trẻ/mẫu giáo của trẻ và phần nhiều do virus gây ra.
Tại sao hội chứng nhà trẻ lại xảy ra?
Trẻ em dưới 6 tuổi, trong 1 năm bị trung bình từ 6 đến 8 lần nhiễm virus hô hấp trên (virus gây bệnh tai mũi họng) và có thể lên đến 1 lần mỗi tháng, thường trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 4. Các triệu chứng của nhiễm virus mũi họng thường là sốt, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho.
Trẻ nhỏ thường hoạt động tại các cơ sở chăm sóc tập trung như nhà trẻ - trường mẫu giáo, do đó trẻ xuyên tiếp xúc với mầm bệnh từ những đứa trẻ khác. Mặt khác do hệ miễn dịch còn non yếu nên cơ thể chưa đủ phản xạ bảo vệ để đáp ứng chống lại tác nhân gây bệnh, đồng thời trẻ chưa hình thành được thói quen giữ gìn vệ sinh để phòng tránh các tác nhân gây bệnh, dẫn đến việc trẻ bị nhiễm virus lặp lại nhiều lần.
Trong 2 nghiên cứu khác nhau của Bệnh viện Nhi Pittsburgh và Khoa Nhi Đại học Y khoa Arizona (Hoa Kỳ) đều chỉ ra rằng: trẻ đến trường bị nhiễm virus hô hấp trên nhiều hơn trẻ được chăm sóc tại nhà.
Thực trạng tần suất nhiễm virus nhiều hơn những đứa trẻ được chăm sóc tại nhà dẫn đến tình trạng “đợt cũ” chưa hết mà “đợt mới” đã tới làm cho vòng quay các triệu chứng liên tục diễn ra. Rất nhiều bậc cha mẹ xót ruột khi kể với bác sĩ rằng con của họ cứ “đi lớp” là ốm, triền miên. Hay là cho trẻ ở nhà để tránh không bị ốm?
Cha mẹ có nên cho trẻ ở nhà để tránh "hội chứng nhà trẻ" xảy ra?
Câu trả lời là không (trừ những trường hợp đặc biệt) bởi vì:
Hội chứng nhà trẻ sẽ xảy ra trong 1-2 năm đầu tới trường của trẻ, nên không sớm thì muộn, cha mẹ cũng sẽ phải đối mặt với vòng quay này. Nếu như trong giai đoạn nhà trẻ, cha mẹ giữ con ở nhà thì hội chứng này vẫn sẽ đến vào giai đoạn mẫu giáo hoặc lớp 1.
Trẻ càng đi học lâu ngày càng ít bị nhiễm bệnh bởi việc sớm tiếp xúc với mầm bệnh cũng chính là cách cơ thể hình thành miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh cho những lần mắc sau.
Cha mẹ cần ứng phó với “hội chứng nhà trẻ” như thế nào?
Bởi vì phần lớn hội chứng nhà trẻ do virus gây ra nên tình trạng bệnh lý không quá phức tạp và nghiêm trọng, chính vì vậy cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Cha mẹ cần thường xuyên trao đổi với bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân khác gây sốt- chảy mũi- ngạt mũi- ho như: Viêm mũi cấp, viêm xoang cấp, Viêm VA cấp do vi khuẩn, viêm thanh khí phế quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm VA mạn tính…
Với các triệu chứng gặp phải do “hội chứng nhà trẻ” gây ra, chăm sóc giảm triệu chứng là việc được ưu tiên hàng đầu. Việc sử dụng thuốc là rất hạn chế bởi lợi ích từ thuốc đem lại là không đáng kể.
Ngoài ra cha mẹ có thể chủ động đưa con đi tiêm phòng cúm hàng năm, tránh các nơi tập trung đông người khác ngoài cơ sở nhà trẻ của con (điều này giúp trẻ tránh gặp phải các vấn đề nhiễm trùng từ nhiều nguồn khác nhau). Nên hạn chế tối đa việc trẻ mút ngón tay, ngón chân hay núm vú giả… đây có thể là những con đường lây nhiễm vi trùng. Cần hướng dẫn những trẻ lớn rửa tay thường xuyên./.
Khi học sinh ở lứa tuổi teen bắt đầu vào học vào lúc 10 giờ sáng, thay vì 8:30 phút sáng như thường lệ, tỷ lệ các em bị ốm đã giảm tới hơn một nửa trong vòng 2 năm, đồng thời điểm số của các em cũng được cải thiện.
Nghiên cứu dài hạn được tiến hành trong một trường quốc lập của Anh đã cho thấy tác động lớn của việc vào học sớm và giấc ngủ đối với sức khỏe học sinh tuổi teen.
Tiến sĩ Paul Kelley của Đại học Open là người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Vấn đề lớn về thời gian vào lớp là sức khỏe. Ban đầu là sức khỏe về thể chất, sau đó là sức khỏe tâm thần và điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là kết quả học tập”.
Theo tiến sĩ Kelley, các vấn đề như béo phì, căng thẳng… cũng có liên quan tới giờ học sớm và thiếu ngủ. Ông cũng lưu ý rằng trẻ em ở Anh xếp thứ 6 trên thế giới về thiếu ngủ, trong đó học sinh Mỹ xếp đầu tiên.
Đầu năm nay, Tổ chức Academy of Sleep Medicine của Mỹ cũng đã đưa ra một tuyên bố cho rằng “lùi thời gian vào lớp có tác động tích cực đối với kết quả học tập, sức khỏe và sự an toàn của học sinh”. Họ đã cùng với nhiều tổ chức khác của Mỹ kêu gọi các trường bắt đầu giờ vào học sớm nhất là vào 8:30 phút sáng bởi vì có nhiều trường học ở Mỹ đã bắt đầu học từ 7 giờ sáng.