Hợp đồng gia công may mặc là loại hợp đồng phổ biến trong các hoạt động thương mại hiện nay. Theo đó, bên đặt gia công và bên nhận gia công sẽ ký kết hợp đồng để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo đúng thỏa thuận. Dưới đây là một số quy định quan trọng về mẫu hợp đồng này.
Tranh chấp hợp đồng gia công phát sinh do bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm
Theo quy định pháp luật, khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì bên nhận gia công có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên đặt gia công. Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thoả thuận và bên đặt gia công đã được thông báo. Bên đặt gia công phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ.
Vậy nên, nếu hợp đồng không ghi nhận cụ thể, chi tiết về trách nhiệm của bên đặt gia công khi chậm nhận sản phẩm thì dễ phát sinh những tranh chấp sau này, nhất là khi xảy ra rủi ro đối với hàng hóa gia công.
Tranh chấp hợp đồng gia công phát sinh khi vi phạm nghĩa vụ thanh toán
Theo quy định chung, bên đặt gia công phải trả đủ tiền công vào thời điểm nhận sản phẩm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp không có thỏa thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình đối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm gia công và vào thời điểm trả tiền.
Bên đặt gia công không có quyền giảm tiền công, nếu sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà mình đã cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của mình. Thực tế vẫn thường xuyên xảy ra tranh chấp do bên đặt gia công chậm thanh toán tiền công theo hợp đồng.
Do vậy, để hạn chế mâu thuẫn về vấn đề này, MISA xin lưu ý đến các doanh nghiệp, ngay từ đầu, các bên cần đặt ra các điều khoản chi tiết, cụ thể về phần tiền công, tiến độ thanh toán, phương thức thanh toán, phạt hợp đồng khi chậm thanh toán để ràng buộc bên còn lại thực hiện hợp đồng gia công nghiêm túc.
III. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng gia công
Cơ sở pháp lý điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng gia công là Bộ Luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005. Cụ thể như sau:
Tranh chấp do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng gia công
Điều 551 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng gia công như sau:
Điều 551. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công
1. Mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.
2. Bên đặt gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên nhận gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.
Như vậy, mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.
Nếu bên đặt gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm; nếu bên nhận gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường. Khi hợp đồng gia công chấm dứt, bên nhận gia công phải hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trên đây là các thông tin quan trọng mà Doanh nghiệp cần biết về hợp đồng gia công. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế số như hiện nay, phần mềm hỗ trợ ký hợp đồng gia công đang dần trở thành phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thay thế cho hợp đồng giấy truyền thống bởi một số lợi ích đáng kể như:
MISA tự hào là đơn vị cung cấp nền tảng hợp đồng điện tử AMIS WeSign tiên phong và uy tín nhất, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về giải pháp hỗ trợ ký kết hợp đồng điện tử ưu việt này, doanh nghiệp hãy click ngay vào nút dưới đây để đến với bài viết.
Ngoài ra, bạn cũng có thể để lại thông tin trong biểu mẫu bên dưới để được tư vấn trực tiếp. Bộ phận tư vấn của MISA sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Lưu ý: Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế được ý kiến chuyên gia. Bạn đọc vẫn cần tham khảo chuyên gia để có được ý kiến tư vấn chính xác nhất khi đưa ra quyết định.
Tranh chấp liên quan đến chủ thể giao kết hợp đồng gia công
Chủ thể của hợp đồng gia công có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Với hợp đồng gia công thương mại thì bên nhận gia công phải là thương nhân kinh doanh ngành nghề phù hợp với sản phẩm gia công.
Đối với một bên chủ thể là cá nhân thì phải là người có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đối với chủ thể là tổ chức thì người ký kết hợp đồng phải là người đại diện theo pháp luật, người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền có thẩm quyền ký kết.
Đối với chủ thể hợp đồng gia công là tổ chức thì thực tế có nhiều hợp đồng được ký bởi người không có thẩm quyền như: không phải là người đại diện theo pháp luật, không được ủy quyền hoặc là người đại diện theo pháp luật nhưng không có thẩm quyền ký kết.
Bên cạnh đó, tranh chấp có thể do người ký không phải là đại diện theo pháp luật của công ty, có ủy quyền hợp pháp nhưng thực hiện ký hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền.
Điều này dẫn đến những tranh chấp bởi khi hợp đồng được ký bởi người không có thẩm quyền của doanh nghiệp về nguyên tắc sẽ vô hiệu. Tùy từng trường hợp cụ thể mà hợp đồng có thể vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần. Khi đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các bên còn lại.
V. Các tranh chấp thường xảy ra trong hợp đồng gia công
Tranh chấp trong hợp đồng gia công được hiểu là những tranh chấp phát sinh do việc một hoặc nhiều bên trong quan hệ hợp đồng gia công không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các thỏa thuận và cam kết được ghi nhận tại hợp đồng trong quá trình hoạt động gia công. Sau đây là 5 trường hợp xảy ra tranh chấp phổ biến nhất.
Tranh chấp phát sinh do giao sản phẩm không đúng thỏa thuận trong hợp đồng gia công
Bên nhận gia công có trách nhiệm giao sản phẩm cho bên đặt gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận tại hợp đồng, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.
Tuy nhiên thực tế, rất nhiều tranh chấp xảy ra do bên nhận gia công giao sản phẩm không đúng số lượng, chất lượng, thời hạn như đã cam kết. Nguyên nhân có thể do trình độ tay nghề, đạo đức kinh doanh của bên đặt gia công hoặc cũng có thể do các sự kiện bất khả kháng, ảnh hưởng đến sản phẩm gia công của họ.