Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Năm 2023 quy định mức lương bao nhiêu thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân? Chi tiết sẽ được EBH chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Quy định về thuế thu nhập cá nhân
Để giải đáp các vấn đề có liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, eBH sẽ căn cứ theo các văn bản pháp lý sau:
Luật số: 04/2007/QH12 - Luật thuế thu nhập cá nhân ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007
Luật số: 26/2012/QH13 - Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2012.
Luật số: 71/2014/QH13 - Luật sửa đổi, bổ sung một số của các luật về thuế ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014.
Thông tư 111/2013/TT-BTC - hướng dẫn Luật Thuế TNCN.
Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 - về tăng mức giảm trừ gia cảnh
Thuế thu nhập là thuế đánh vào thu nhập của cá nhân và pháp nhân, thuế thu nhập cá nhân là một nhánh của thuế thu nhập.
Trong trường hợp đánh vào thu nhập của cá nhân, được gọi là thuế thu nhập cá nhân.
Trong trường hợp đánh vào thu nhập của pháp nhân, được gọi là thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sự nghiệp, thuế lợi nhuận, v.v...
Căn cứ vào Điểm a, Khoản 2, Điều 3, Luật thuế TNCN ban hành ngày 21/11/2007 quy định tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công sẽ thuộc thu nhập chịu thuế TNCN.
Như vậy, không phải người lao động nào được nhận tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền công tiền lương đều sẽ phải đóng thuế TNCN. Cá nhân chỉ phải đóng thuế thu nhập khi thuộc đối tượng người nộp thuế (NNT) theo quy định của Pháp luật.
Tiền ăn ca có tính thuế TNCN hay không?
Tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC được bổ sung tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:
Như vậy, khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động chi cho người lao động là một khoản chi phí hợp lý và không phải chịu thuế TNCN nếu:
- Được chi dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
- Hoặc không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa nhưng mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đồng thời, tại khoản 4 Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH có quy định về mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động như sau:
Như vậy, mức tiền ăn giữa ca cho người lao động theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.
Tại Công văn 35220/CTHN-TTHT năm 2021 có hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền ăn trưa như sau:
Tóm lại, tiền ăn ca sẽ không tính thuế TNCN trong 02 trường hợp:
- Công ty tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn;
- Không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động với mức chi tối đa 730.000 đồng/người/tháng.
Ngược lại, trường hợp mức chi bữa ăn giữa ca cho người lao động hơn 730.000 đồng/người/tháng thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN theo quy định hiện hành.
Lưu ý: Mức chi bữa ăn giữa ca, ăn trưa là 730.000 đồng/người/tháng được áp dụng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Còn đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Tiền ăn ca tính thuế TNCN hay không? Khoản thu nhập nào phải chịu thuế TNCN hiện nay? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào phải nộp thuế TNCN năm 2023
Căn cứ vào nội dung quy định tại Điều 2, Luật thuế TNCN 2007 có ba đối tượng nộp thuế cá nhân gồm:
(1) Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3, Luật TNCN, phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
(2) Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
(3) Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng 2 điều kiện cá nhân cư trú trên.
Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân năm 2023
Căn cứ vào Điều 3, Luật thuế thu nhập cá nhân được sửa đổi bổ sung tại Luật 26/2012/QH13 có 10 loại thu nhập chịu thuế bao gồm các loại sau:
Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Kỳ tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương tiền công của cá nhân cư trú được quy định như thế nào?
Tại Điều 7 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 có quy định về kỳ tính thuế như sau:
Như vậy, kỳ tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương tiền công của cá nhân cư trú được tính theo năm.
Khoản thu nhập nào phải chịu thuế TNCN hiện nay?
Tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có quy định 10 khoản thu nhập phải chịu thuế TNCN như sau:
(2) Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động
(4) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
(5) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
(6) Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật
(8) Thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật thương mại 2005.
(9) Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
(10) Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Lưu ý: Trong 10 khoản thu nhập trên sẽ có những khoản không phải chịu thuế TNCN theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Điều kiện được tính là người phụ thuộc đối với người nộp thuế
Căn cứ theo hướng dẫn tại mục 2.2 thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về người phụ thuộc của người nộp thuế là cá nhân cư trú và phải đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
Người bị khuyết tật (thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật) và không có khả năng lao động, mắc các bệnh như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,...
Người không tạo ra thu nhập hoặc có tổng thu nhập bình quân tháng trong năm không quá 1 triệu đồng.
(2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có tổng thu nhập trung bình không quá 1 triệu đồng/ tháng (trong 1 năm).
Như vậy, theo quy định, đối với người nộp thuế có người phụ thuộc đáp ứng các điều kiện kể trên sẽ được tính giảm trừ thuế trực tiếp vào tổng thu nhập chịu thuế của người người nộp thuế điều này sẽ giúp cho người nộp thuế mặc dù có mức lương phải đóng thuế TNCN nhưng sau khi giảm trừ gia cảnh có thể sẽ không còn phải đóng loại thuế này.
Bảo hiểm xã hội điện tử EBH mong rằng với những kiến thức được chia sẻ trong bài viết trên đây có thể mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.
Tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có hướng dẫn về các chế độ và phúc lợi cho người lao động như sau:
Như vậy, hiện hành pháp luật không quy định cụ thể về tiền ăn ca là gì. Tuy nhiên có thể hiểu tiền ăn ca là một khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động hỗ trợ thêm cho người lao động để chi trả chi phí ăn giữa ca trong thời gian làm việc.
Tiền ăn ca thường được trả theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng. Mức tiền ăn ca do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận.