Cổ Trấn với điểm thu hút là những con đường nhỏ dẫn vòng quanh thị trấn được lát đá vô ấn tượng. Cùng với đó là các dãy nhà cổ nằm dọc bờ sông được xây bằng đá và gỗ trên các trụ cao. Mỗi con hẻm, lối đi quanh co cùng kiến trúc ở đây đều mang vẻ cổ kính đặc trưng được thiết kế độc đáo. Nhất là sau mỗi cơn mưa hay lúc sương mù, khung cảnh lại càng thanh bình và cổ kính hơn.
Điều gì khiến Phượng Hoàng Cổ Trấn luôn là tâm điểm du lịch
Phượng Hoàng Cổ Trấn sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng nét văn hóa lịch sử đặc trưng từ thời xưa. Sự kết hợp giữa hai yếu tố này đã giúp nơi đây luôn là tâm điểm thu hút khách du lịch đến tham quan và khám phá.
Cổ Trấn sở hữu vẻ đẹp độc đáo với kiến trúc Điếu Cước Lâu (Diaojiaolou) của dân tộc thiểu số sống gần Đà Giang với hàng ngàn năm. Những ngôi nhà được được xây dựng tựa lưng vào núi với trụ lớn chống đỡ vô cùng vững chắc và an toàn, chiều cao từ 2 – 3 lầu kết hợp với ban công nhô ra ở phía trước nhằm giúp không gian được nới rộng hơn. Nơi đây là sự giao thoa rõ nét kiến trúc truyền thống của người Hán và các dân tộc thiểu số như Miêu, Thổ Gia… và mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa.
Phù Dung Trấn - Trương Gia Giới
Phù Dung Trấn Trấn – Trương Gia Giới trước đây được gọi là thôn Vương. Đây là một cổ trấn nằm trên thác suốt ngàn năm. Tọa lạc ở dãy núi Sùng Sơn huyền bí đã giúp Phù Dung vô cùng quyến rũ với vẻ đẹp thanh bình, thơ mộng. Đến đây ngoài khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, du khách còn được tìm hiểu nét văn hóa và truyền thống lịch sử của dân tộc thiểu số Thổ Gia với nhiều trải nghiệm tuyệt vời.
Tên gọi khác của cầu Hồng Kiều là lầu Phong Thúy Hồng Kiều. Cầu được xây chủ yếu bằng vật liệu đá và gỗ với lối kiến trúc độc đáo vắt ngang qua sông Đà Giang, nối liền hai bên bờ Cổ Trấn. Trải qua hàng nghìn năm, cây cầu vẫn giữ được nét duyên dáng cổ xưa, tái hiện kiến trúc, văn hóa cổ của Trung Quốc vô cùng đáng giá.
Cầu có tên gọi khác là cầu Tuyết. Tại Phượng Hoàng Cổ Trấn đây là một trong bốn cây cầu lưu giữ những ký ức, khoảng khắc tuyệt vời của họa sĩ nổi tiếng Hoàng Vĩnh Ngọc. Cầu được xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ xưa, giúp không gian cổ trấn thêm hoài cổ nhưng cũng rất lãng mạn và tinh tế.
Lâu đài được xây dựng bằng đá xanh, là một trong những di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng của tỉnh Giang Tô. Điểm thu hút ở đây chính là lối kiến trúc đặc sắc và có tầm nhìn rộng mở khắp thành phố. Vì thế, Huang Si Qiao là một địa điểm quan trọng để kiểm soát, bảo vệ và quan sát toàn bộ cổ trấn Phượng Hoàng.
Cầu được xây từ năm 1704 với những khối đá vuông chắc chắn. Mỗi khối đá cách nhau một bước chân và bắc ngang giữa hai bờ sông. Nơi đây được các tín đồ võ thuật yêu thích để luyện tập nhằm rèn sự linh hoạt, cân bằng và sức mạnh cơ thể. Do đó, ghé thăm cầu đá nhảy sẽ là dịp du khách chiêm ngưỡng võ thuật Trung Quốc vừa khám phá kiến trúc và văn hóa độc đáo của quốc gia này.
Phượng Hoàng Cổ Trấn lưu giữ nhiều di sản văn hóa lịch sử cùng cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Do đó, đây là điểm du lịch lý tưởng cho du khách bốn phương tham quan và khám phá. Nếu muốn chuyến đi thật sự ý nghĩa, trọn vẹn và thuận lợi nhất, các bạn hãy liên hệ với Travel Tracks hoặc tìm hiểu thêm về tour du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn dưới đây nhé:
Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh là tuyến chi viện chiến lược của hậu phương lớn Miền Bắc cho tiền tuyến lớn Miền Nam. Đây là con đường huyết mạch, có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kỳ của dân tộc. Con đường dọc ngang như trận đồ bát quát vươn tới khắp các chiến trường, với những cung đường, những trọng điểm khốc liệt nhất như Ngã Ba Đồng Lộc, đường 20 Quyết thắng, cao điểm 050, cổng Trời, Khe Ve…và biết bao địa danh, tên núi tên sông đã trở thành huyền thoại sống mãi trong ký ức của những người lính Trường Sơn.
Các cựu chiến binh Trường Sơn và chiến sỹ Bộ tư lệnh Thu đô tại Triển lãm “Đường Trường Sơn- Đường Hồ Chí Minh huyền thoại
Triển lãm“Đường Trường Sơn- Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” được tổ chức tại Di tích Nhà D67- khu di sản Hoàng thành Thăng Long với nhiều hình ảnh, tư liệu chân thực cho chúng ta nhớ về một thời đạn bom gian khổ ác liệt nhưng đầy hào hùng trên con đường “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Ở đây, chúng ta như được sống lại ký ức không thể nào quên của cả một thế hệ cha anh trên những cung đường ra trận. Rừng Trường Sơn bị bom đạn cày xới, trơ trụi vì chất độc da cam cũng không làm lùi bước những đoàn quân trùng trùng ra trận, với quyết tâm tất cả cho tiền tuyền, tất cả vì miền Nam ruột thịt. Chúng ta gặp lại hình ảnh những chiến sỹ lái xe “đầu xanh mà tóc bạc” vì bụi đường, những cọc tiêu sống của các cô gái tuổi 20, những chiến sỹ “chân đồng vai sắt” vượt Trường Sơn qua bao lửa đạn, qua bao núi cao vực sâu. Con đường thấm máu xương của hàng vạn cán bộ, chiến sỹ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến….
Gặp nhau tại Triển lãm, các cựu chiến binh Hội truyền thống Trường Sơn, những người lính của Đường Trường Sơn năm xưa bồi hồi xúc động, cùng nhau ôn lại những năm tháng gian khổ ác liệt, mưa rừng cơm vắt, lội suối trèo đèo giữa bom rơi đạn nổ, với tinh thần “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”. Thiếu tướng Võ Sở – Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh Việt Nam kể lại: “Đường Trường Sơn là trận địa ác liệt nhất, ngày nối ngày, đêm nối đêm, bộ đội Trường Sơn phải đương đầu với những vũ khí hiện đại nhất của đế quốc Mỹ. Lớp lớp thanh niên lứa tuổi 18-20, cả những người còn đang đi học cũng xếp bút nghiên vượt Trường Sơn ra trận, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ”.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản tham quan Triển lãm.
Đại tá Đậu Xuân Tường – nguyên cán bộ Binh trạm 32, “binh trạm vạn tấn” không giấu được niềm tự hào, xúc động khi kể lại những kỷ niệm đẹp nhất của thời trai trẻ, ngày đêm bám trụ trên con đường ác liệt: “ Trên đường Trường Sơn gian khổ, khốc liệt là vậy, nhưng đi đến đâu cũng bắt gặp những khẩu hiệu tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả để thắng Mỹ, thôi thúc chúng tôi lên đường ra trận, chiến đấu bằng ý chí trong sáng và quyết tâm của người lính Trường Sơn”.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà đến với Triển lãm để nhớ về người cha là vị tướng của đường Đường Trường Sơn năm xưa cùng những đồng đội của ông đã góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc. Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, vị tư lệnh lẫy lừng của bộ đội Trường Sơn, “người giăng lưới lửa trên đỉnh Trường Sơn” làm kẻ thù khiếp sợ.
Còn với PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà thì dù không tham gia bộ đội Trường Sơn, nhưng ông lại rất gắn bó với con đường huyền thoại này thông qua những nghiên cứu về lịch sử quân sự cũng như những lời kể của người cha là bộ đội Trường Sơn. Ông từng chia sẻ với các cựu binh Mỹ về sự vĩ đại của Đường Trường Sơn mà theo ông “đây là một chiến công có lẽ không một quốc gia nào đạt được”. Kỳ tích Đường Trường Sơn, con đường nối liền Nam – Bắc, con đường thống nhất nay đã trở thành con đường phát triển kinh tế, phát triển đất nước.
Trong không gian khu di tích Cách mạng Nhà và Hầm D67, gắn với những chiến công vĩ đại của cuộc Tổng tiến công nổi dậy Mùa xuân năm 1975, hy vọng Triển lãm sẽ đem đến cho du khách những tư liệu, hình ảnh chân thực nhất về cuộc chiến với những mất mát hy sinh và chiến công oanh liệt. Đây là những chặng đường lịch sử hào hùng nhất của dân tộc, giúp thế hệ trẻ nhìn về quá khứ hướng tới tương lai, trân trọng cuộc sống hòa bình mà cha anh đã hy sinh xương máu để gìn giữ.