Gdp Của Các Nước Asean

Gdp Của Các Nước Asean

Báo Bussiness Insider đã đăng tải tấm bản đồ thể hiện GDP bang của Hoa Kỳ với những nước có GDP tương ứng. Qua đó, người ta có thể thấy California, một bang giàu có, với GDP khoảng 2 ngàn tỷ USD (2012) được đặt tương ứng với GDP của Canada năm 2012 (khoảng 1,82 ngàn tỉ USD).

GDP các nước bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

GDP chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, tuy nhiên có 03 yếu tố chính ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ số GDP các nước bao gồm:

Dân số là nguồn cung cấp lao động để tạo ra của cải vật chất và cũng là đối tượng tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra.

Dân số và GDP có mối quan hệ tác động qua lại không thể tách rời. Dân số chính là một trong những yếu tố không thể thiếu để tính GDP bình quân đầu người.

(2) FDI: FDI (Foreign Direct Investment) là chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài. FDI bao gồm tiền, phương tiện sản xuất, cơ sở hạ tầng...

Lạm phát là sự tăng giá chung một cách liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và thể hiện sự mất giá trị của một loại tiền tệ.

Một quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao thì phải chấp nhận lạm phát. Tuy nhiên, khi lạm phát cao quá mức cho phép sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, vì vậy nhà nước luôn phải có các chính sách để kiểm soát lạm phát.

Học bổng ASEAN dành cho những nước nào nhỉ? Phải chăng là dành cho tất cả các quốc gia trên toàn thế giới? Hay chỉ những quốc nằm trong khu vực ASEAN?

QTEDU biết đã và đang có câu hỏi tương tự, vậy thì hôm nay các bạn hãy cùng QTEDU tìm hiểu nhé!

Học bổng ASEAN là chương trình Học bổng Lãnh đạo Trẻ ASEAN – Trung Quốc là một dự án dành riêng cho các công dân ASEAN, đặc biệt là những chuyên gia trẻ, tài giỏi và đã có kinh nghiệm làm việc tại các quốc gia thành viên ASEAN. Chính phủ Trung Quốc sẽ thông qua Quỹ Hợp tác ASEAN – Trung Quốc (ACCF) để tài trợ cho học bổng này.

Gói học bổng này sẽ hỗ trợ công dân đến từ các Quốc gia Thành viên ASEAN học lên Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ, thực hiện các chương trình nghiên cứu ngắn hạn và tham gia các khóa đào tạo tại Trung Quốc. Chương trình cung cấp học bổng toàn phần bao gồm tất cả các chi phí liên quan như học phí chính và các khoản học phí khác, chỗ ở, vé máy bay quốc tế khứ hồi, bảo hiểm sức khỏe toàn diện và tiền trợ cấp hàng tháng.

Điều kiện apply học bổng ASEAN là gì?

Xem thêm: Trung Quốc có những loại học bổng nào?

Quan hệ của ASEAN với các nước lớn và vai trò trong khu vực

“Quy chế đối thoại” – sự sáng tạo của ASEAN

Ngay từ rất sớm, nhận thức rõ tầm quan trọng không thể thiếu của các nước lớn, các đối tác trong và ngoài khu vực, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có nhiều nỗ lực nhằm quản lý quan hệ với các nước lớn và các đối tác dưới nhiều hình thức khác nhau, đồng thời tìm cách chèo lái quan hệ với các nước lớn đi theo hướng có lợi nhất cho ASEAN và khu vực Đông Nam Á. Để đạt được mục tiêu này, ASEAN đã sáng tạo ra nhiều loại “quy chế đối thoại” để trao cho các nước lớn, các đối tác trong và ngoài khu vực căn cứ vào năng lực, hoàn cảnh của từng đối tác cũng như nhu cầu của ASEAN.

Về bản chất, “quy chế đối thoại” là phương thức xử lý quan hệ với các nước lớn, các đối tácthông qua đối thoại, hợp tác ở các mức độ khác nhau nhằm tăng cường xây dựng lòng tin, tránh hiểu nhầm, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, thay vì sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Đây là dấu ấn riêng của ASEAN mà không có bất kỳ tổ chức nào trên thế giới có được.

“Quy chế đối thoại” của ASEAN bao gồm nhiều mức độ khác nhaunhư đối tác đối thoại chính thức (dialogue partner), đối tác đối thoại ngành (sectoral partner), đối tác phát triển (development partner), quan sát viên đặc biệt (special observer) và quy chế khách mời (guest status)... Gần đây, ASEAN bổ sung thêm quy chế đối tác chiến lược và đối tác toàn diện để nâng cấp một số mối quan hệ quan trọng của ASEAN với các nước lớn. Trong đó, quy chế đối tác đối thoại chính thức là quy chế cao nhất, quan trọng nhất, chỉ dành cho các nước phát triển giàu có, làthành viên của OECD, các nước lớn hoặc trung tâm quyền lực thế giới.

Hiện nay, ASEAN có 10 đối tác đối thoại chính thức, trong đó có 8 quốc giavà 2 tổ chức quốc tế, trung tâm kinh tế chính trị thế giới là Liên Hợp Quốc và Liên minh Châu Âu (EU). Trong các đối tác đối thoại, có 6 đối tác được thiết lập từ những năm 1970, bao gồm: Australia (thiết lập năm 1974), New Zealand (1975), Canada, EU, Nhật Bản, Mỹ và Liên Hợp Quốc (1977). Riêng quan hệ đối thoại với Liên Hợp Quốc sau này được thay thế bằng đối tác toàn diện ASEAN – Liên Hợp Quốc. Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, ASEAN lập thêm quan hệ đối thoại với 4 đối tác là Hàn Quốc (1991), Ấn Độ (1995), Trung Quốc và Nga (1996).

Thấp hơn một chút là quy chế đối thoại ngành, tức là chỉ tập trung quan hệ và đối thoại vào một hoặc một vài lĩnh vực mà hai bên cùng có lợi ích chung. Hiện nay, ASEAN có hai đối tác đối thoại ngành là Pakistan và Na Uy.ASEAN cũng trao quy chế Quan sát viên đặc biệt cho Papua New Guinea và đã mời rất nhiều khách mời, chủ yếu là quan chức cấp cao của các nước, các tổ chức quốc tế… tham gia các hoạt động của ASEAN, nhất là các hoạt động cấp cao để tạo dựng uy tín và quảng bá hình ảnh của ASEAN ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, ASEAN cũng xây dựng thành công quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi với nhiều tổ chức ở khu vực và trên thế giới. Trong đó, đáng kể nhất là đối tác toàn diện ASEAN – Liên Hợp Quốc được thành lập và nâng cấp năm 1977, Hội đồng hợp tác các nước vùng Vịnh (GCC), Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur), Nhóm Rio và sau này là Cộng đồng các quốc gia Nam Mỹ và Carribe và Liên minh Thái Bình Dương.Tất cả quan hệ của ASEAN với các nước lớn đều được xử lý thông qua 4 cơ chế chính như sau:

Một là, cơ chế ASEAN+1 với 10 đối tác đối thoại chính thức. Đây là cơ chế chính thức lâu đời nhất, đầy đủ nhất, quan trọng và hiệu quả nhất của ASEAN trong việc xử lý quan hệ với từng nước lớn, từng đối tác. Thông qua cơ chế này, các nước ASEAN – một tập hợp của các nước vừa và nhỏ - không chỉ đối thoại một cách bình đẳng, ngang hàng với các nước lớn, mà còn tranh thủ được rất nhiều nguồn lực cho phát triển, trên hầu hết các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, giáo dục, hỗ trợ kỹ thuật, chống khủng bố… Nhờ cơ chế này, ASEAN đã nhận được sự tôn trọng của các nước lớn, và đã không ít lần áp đặt được ý chí của mình lên các nước lớn. Sở dĩ ASEAN có thể thành công như vậy là vì ASEAN đã biết đoàn kết nội khối, tranh thủ được sự nghi kỵ giữa các nước lớn và có khả năng thích ứng linh hoạt, điều hòa lợi ích giữa các bên.

ASEAN đã thiết kế cơ chế ASEAN+1 thành 4 cấp (cấp làm việc, cấp thứ trưởng - SOM, cấp Bộ trưởng và Cấp cao) với vai trò điều phối được luân phiên, chia đều cho các nước thành viên theo thứ tự ABC. 10 nước ASEAN được phân công điều phối quan hệ với 10 đối tác đối thoại và nhiệm kỳ điều phối viên là 2 năm. Thông thường, cơ chế đối thoại ASEAN+1 được tiến hànhhọp ngay sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) để tập trung xử lý quan hệ hợp tác song phương với từng nước lớn, từng đối tác trước khi bước vào họp đa phương tại Diễn đàn An ninh khu vực (ARF).

Tuy nhiên, những năm gần đây, do sự phát triển của ASEAN và do các nước lớn ngày càng gặp nhiều khó khăn, nên xu hướng chung là các nước lớn, các đối tác muốn ASEAN tự lực hơn, bình đẳng hơn và muốn cắt giảm các khoản hỗ trợ phát triển cho ASEAN.

Hai là,ASEAN+3là cơ chế đặc biệt với 3 nước lớn ở Đông Bắc Á. Đây là cơ chế đối thoại và hợp tác giữa ASEAN và 3 nước là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, được thành lập năm 1997 ngay sau khủng hoảng tài chính Đông Nam Á. Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á năm 1997 cho thấy mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau sâu rộng giữa Đông Nam Á và Đông Bắc Á và nhu cầu thúc đẩy hợp tác giữa hai khu vực để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Do vậy, cơ chế này thực chất là việc ASEAN tranh thủ sự giúp đỡ của 3 nước Đông Bắc Á để khắc phục hậu quả và những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997. Thành công nhất của cơ chế này là Sáng kiến Chiang Mai, tạo lập một Quỹ tài chính chung, với sự đóng góp tài chính chủ yếu của 3 đối tác Đông Bắc Á, đặc biệt là Hàn Quốc, để trợ giúp cho các nước Đông Nam Á trong cải cách tài chính, ngân hàng và phục hồi kinh tế sau khủng hoảng.

Ba là, cơ chế cấp cao Đông Á (EAS), về bản chấtcũng là một cơ chế ASEAN+, nhưng không phải là với 3 hay một nước lớn, mà là cả 8 nước lớn. Đây là cơ chế được thành lập từ năm 2005, mục đích ban đầu là xây dựng một diễn đàn đối thoại cấp cao nhất giữa ASEAN và tất cả các nước lớn trên thế giới và khu vực về các vấn đề chiến lược với ASEAN nắm giữ vai trò thiết lập chương trình nghị sự, tổ chức các cuộc họp và kéo tất cả các đối tác chủ chốt nhất vào khu vực để cùng bàn bạc, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, đến nay EAS mới chỉ là diễn đàn bàn về các vấn đề kinh tế, phát triển là chính, chưa thực sự tập trung vào các vấn đề an ninh, chiến lược và chưa đi đúng hướng mà ASEAN mong muốn. Sự can dự sâu rộng và vai trò của các nước lớn đã phần nào ảnh hưởng tới những kết quả hợp tác, đối thoại mà ASEAN mong muốn. EAS cũng chưa có sự kết nối rõ ràng, hiệu quả với các cơ chế khác và chưa có các cơ chế thực thi các quyết sách của lãnh đạo cấp cao.

Bốn là,ASEAN cũng thành lập các Ủy ban ASEAN tại thủ đô của các nước lớn trên thế giới nhằm phối hợp hành động và xử lý quan hệ với các nước lớn.

Nói tóm lại, quan hệ của ASEAN với các nước lớn, các đối táccó ý nghĩa rất quan trọng với hòa bình, ổn định và sự phát triển thịnh vượng của khu vực. ASEAN có cách tiếp cận và xử lý quan hệ rất độc đáo, sáng tạo với các nước lớn với nhiều cơ chế, diễn đàn khác nhau. Trong 50 năm qua, ASEAN đã xử lý rất thành công quan hệ với các nước lớn.

Vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề quốc tế

Từ một cơ cấu đối thoại, hợp tác lỏng lẻo,mang tính chất tiểu khu vực ở Đông Nam Á là chính, từ sau chiến tranh Lạnh đến nay,ASEAN đã dần trở thành hạt nhân và đóng vai trò “trung tâm” trong các cơ chế, cấu trúc an ninh, hợp tác khu vực ở châu Á – Thái Bình Dương nhằm giải quyết các vấn đề, các thách thức đặt ra ở cấp độ khu vực và phần nào đó là cả các thách thức an ninh phi truyền thống toàn cầu.

ASEAN vừa tăng cường đối thoại, hợp tác với nhau, vừa tìm cách tạo ra các khuôn khổ thích hợp để can dự với các đối tác bên ngoài để cùng nhau bàn bạc xử lý các vấn đề an ninh, hợp tác và phát triển có thể ảnh hưởng tới khu vực.

ASEAN đã xây dựng thành công là Diễn đàn An ninh khu vực (ARF), góp phần quan trọng khẳng định vai trò của ASEAN trong việc quản lý xung đột, xử lý các vấn đề an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Được thành lập từ năm 1994 để các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cùng gặp gỡ, trao đổi về các vấn đề an ninh khu vực với các Ngoại trưởng của các nước lớn. ARF hình thành dựa trên cơ chế PMC, vốn là Cuộc họp cấp Bộ trưởng mở rộng sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM). ARF ra đời đã đáp ứng được nhu cầu rất lớn của các nước nhằm đối phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, thiên tai… ARF cũng cho phép các nước lớn có tiếng nói, bày tỏ được quan điểm, lập trường và phát huy được vai trò nhất định trong các vấn đề khu vực.Nhờ đó, ASEAN đã quy tụ được sự quan tâm, can dự của tất cả các nước lớn trong và ngoài khu vực, cũng như của nhiều tổ chức khu vực, toàn cầu và trở thành đối tác không thể thiếu của rất nhiều đối tác trên thế giới.

Cơ chế thứ hai không kém phần quan trọng là Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+). Trên cơ sở cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM), Việt Nam đã đưa ra ý tưởng hình thành ADMM+ khi chúng ta đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2010. Do sự phức tạp của các vấn đề an ninh khu vực, và nhận thấy những hạn chế của cơ chế ARF, Việt Nam đã cùng các nước xây dựng thành công ADMM+ nhằm nâng cao vai trò của ASEAN và kéo Bộ trưởng Quốc phòng các nước trong và ngoài khu vực tới Đông Nam Á để bàn về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Đây là cơ chế an ninh – quốc phòng và là sự bổ sung hoàn hảo cho ARF (cơ chế an ninh – chính trị) để định hình 2 cơ chế đa phương chính ở khu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm. Về bản chất, cả ARF và ADMM+ đều là cơ chế ASEAN+ cấp Bộ trưởng và là diễn đàn để ASEAN cùng các nước lớn, các đối tác bên ngoài ngồi lại với nhau để xây dựng lòng tin, tăng cường đối thoại và quản lý xung đột.

Sau khi Hiến chương ASEAN ra đời và bắt đầu có hiệu lực, cơ cấu tổ chức của ASEAN trở nên chặt chẽ hơn. ASEAN tiếp tục thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của các nước. Đến nay, đã có 86 quốc gia ngoài ASEAN cử Đại sứ tại ASEAN; đặc biệt là các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, EU và Nga. Từ cuối thập niên đầu thế kỷ XXI, ASEAN đã cải thiện nhanh chóng và mở rộng quan hệ đối thoại chiến lược với Mỹ và chú trọng làm sâu sắc quan hệ hơn với Trung Quốc, nhất là quan hệ kinh tế. Các đối tác của ASEAN, đặc biệt là các nước lớn đều mong muốn ASEAN phát huy vai trò trung tâm trong các cơ chế hợp tác ở khu vực.

Với tầm nhìn vượt qua những lợi ích riêng của mình, ASEAN đã và đang thể hiện tiếng nói ngày càng mạnh mẽ, có trách nhiệm đối với những mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, đặc biệt trong các lĩnh vực hợp tác, phát triển bền vững, chống khủng bố, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, bệnh dịch... Việc gắn kết triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 với Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững cho thấy tuy chỉ là một Cộng đồng khu vực, nhưng ASEAN đã và sẽ tiếp tục khẳng định tư duy và tầm nhìn chiến lược mang tính toàn cầu.

Nhờ những thành tựu kể trên, ASEAN đã nâng cao được vai trò của Hiệp hội trong quan hệ với các đối tác, giữ vững vai trò chủ đạo của ASEAN trong các cấu trúc khu vực đang định hình, được các nước đối tác cam kết hỗ trợ thúc đẩy việc triển khai đồng bộ và hiệu quả các kế hoạch, chương trình hợp tác trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. ASEAN còn phát huy vai trò và tiếng nói quan trọng trong việc xác định các chương trình nghị sự, định hướng phát triển của tiến trình tại các diễn đàn, thể chế do ASEAN dẫn dắt.

Cải cách và vận động không ngừng hướng tới tương lai

Hiện nay ASEAN đang xây dựng các Cộng đồng ASEAN và đang hướng tới trở thành một cộng đồng hướng tới người dân, một khu vực phát triển năng động nhất thế giới. ASEAN đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 khu vực châu Á, với dân số hơn 630 triệu người và tổng GDP đạt 2.400 tỷ USD, tổng thương mại hàng năm trên 1.000 tỷ USD và có Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với tất cả các đối tác lớn của khu vực. Đầu năm 2016, 10 nền kinh tế của ASEAN tập hợp thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới. Đến đầu năm 2017, vị trí này đã được cải thiện lên hàng thứ 6 và dự báo sẽ lên hàng thứ 5 vào năm 2020, thậm chí có thể lên hàng thứ 4 vào năm 2025.

Tuy nhiên, bối cảnh địa kinh tế, địa chiến lược của Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung đang thay đổi rất sâu sắc, sự can dự và cạnh tranh giữa các nước lớn vào khu vực ngày càng gay gắt, có nguy cơ gây chia rẽ, đối đầu trong khu vực, có nguy cơ phá vỡ các cơ chế, diễn đàn mà ASEAN đã tạo dựng và dẫn dắt, thách thức vai trò trung tâm của ASEAN.

Dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập của ASEAN là cơ hội để ASEAN nhìn lại chặng đường đã qua, khẳng định những giá trị, sức sốngmạnh mẽ và thành tựu to lớn đã đạt được; nhận thức rõ hơn, đồng thuận hơn về các cơ hội và thách thức to lớn đang đặt ra, cả từ bên trong và bên ngoài để không ngừng đổi mới, phát triển hơn nữa, đóng góp thiết thực hơn nữa cho hòa bình, ổn định và sự phát triển của khu vực và trên thế giới./.

TS. Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao

GDP là gì? Top 10 GDP các nước cao nhất trên thế giới năm 2023 (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

GDP là viết tắt của Gross Domestic Product hay Tổng sản phẩm trong nước.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.

Điều này có nghĩa trong GDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia.

Nội dung tổng quát của GDP được xét dưới các góc độ khác nhau:

- Xét dưới góc độ sử dụng (chi tiêu): GDP là tổng cầu của nền kinh tế gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư, tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước, tích luỹ tài sản và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.

- Xét dưới góc độ thu nhập: GDP gồm thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ.

- Xét dưới góc độ sản xuất: GDP bằng giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian.