Trận thua với tỷ số 1-3 trước Ả Rập Xê Út khiến Olympic Việt Nam trở thành đội đứng thứ 3 duy nhất bị loại.
Thông tin đáng chú ý trước trận
Ả Rập Xê Út chính là đội bóng đã đánh bại U23 Việt Nam ở tứ kết U23 châu Á 2022 và sau đó lên ngôi vô địch. Trong lực lượng của "Chim ưng xanh" vô địch châu Á 1 năm trước, vẫn còn 9 cái tên thi đấu ở ASIAD 2023. Đây đều là những cầu thủ có trình độ chuyên môn cao.
Olympic Việt Nam cũng đón những thông tin vui về tình hình lực lượng khi hậu vệ Phan Tuấn Tài đã bình phục chấn thương nhưng có thể sẽ chỉ tung vào sân từ băng ghế dự bị. Trong khi đó tiền đạo Nhâm Mạnh Dũng chắc chắn không thể ra sân vì đau mắt đỏ và đang cách ly.
Như vậy khả năng cao HLV Hoàng Anh Tuấn vẫn không thể sử dụng cả 2 cầu thủ quá tuổi mình mang tới ASIAD 2023 là Nhâm Mạnh Dũng và thủ thành Đỗ Sỹ Huy. Ở 1 trận đấu quan trọng, Olympic Việt Nam chắc chắn sẽ tung vào sân những cầu thủ nhiều kinh nghiệm nhất.
Mục tiêu khả dĩ cho Olympic Việt Nam sẽ là 1 kết quả hòa trước Ả Rập Xê Út khi thực lực lẫn phong độ của đối thủ đều nhỉnh hơn chúng ta. Tuy nhiên nếu để thua, thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn sẽ phải hồi hợp chờ đợi kết quả của các bảng đấu khác và mong phép màu xảy ra để đi tiếp.
Màu sắc hộ chiếu thường liên quan đến địa lý và chính trị. Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) chỉ đưa ra hướng dẫn về kích thước và định dạng hộ chiếu, còn việc lựa chọn thiết kế và màu sắc tùy thuộc vào từng quốc gia. Đến nay, 4 màu chủ đạo của hộ chiếu trên thế giới là: xanh lá cây, đỏ, xanh dương và đen.
Màu sắc hộ chiếu thường liên quan đến địa lý và chính trị. Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) chỉ đưa ra hướng dẫn về kích thước và định dạng hộ chiếu, còn việc lựa chọn thiết kế và màu sắc tùy thuộc vào từng quốc gia. Đến nay, 4 màu chủ đạo của hộ chiếu trên thế giới là: xanh lá cây, đỏ, xanh dương và đen.
Màu sắc hộ chiếu nói lên ý nghĩa về địa lý và chính trị của mỗi quốc gia.
Xanh lá câyVới một số quốc gia, màu sắc liên quan đến vấn đề tôn giáo. Ví dụ, các nước Hồi giáo như Morocco, Pakistan hay Ả Rập Saudi đều chọn xanh lá làm màu hộ chiếu bởi đây là màu ưa thích của nhà tiên tri Muhammad, thủ lĩnh tinh thần của cộng đồng người Hồi giáo, luôn xuất hiện với áo choàng và khăn xếp màu xanh lá. Đây cũng là màu xuất hiện trên quốc kỳ của các nước đạo Hồi như Iran, Mauritania, Pakistan và Afghanistan. Một số quốc gia châu Phi như Burkina Faso, Bờ Biển Ngà, Niger, Nigeria, Senegal… cũng có hộ chiếu xanh lá tượng trưng cho thành viên Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS).
Theo lời Hrant Boghossian, Phó chủ tịch Arton Group, đơn vị nắm trong tay dữ liệu hộ chiếu thế giới, màu đỏ tượng trưng cho những quốc gia theo chủ nghĩa Cộng sản (kể cả trong quá khứ hay hiện tại) như Slovenia, Trung Quốc, Serbia, Latvia, Romania, Ba Lan, Georgia. Đây cũng là màu một số nước Bắc Âu ưa dùng, biểu trưng cho thời đại Viking. Hộ chiếu các nước khối Liên minh EU thường có màu đỏ tía như hành động “xây dựng thương hiệu tập thể”. Vì thế, Thổ Nhĩ Kỳ, Macedonia và Albania cũng đổi màu hộ chiếu thành đỏ tía với hy vọng được gia nhập EU.
Xanh dươnglà màu biểu tượng cho các quốc gia Tân thế giới (Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Đại dương). Hộ chiếu các nước thành viên Cộng đồng Caribe (CARICOM) có màu xanh dương để thể hiện vị trí nằm trên bờ biển. Một số quốc gia Nam Mỹ (Brazil, Argentina, Paraguay, Uruguay và Venezuela) cũng có hộ chiếu màu xanh đại diện cho liên kết của họ với Liên minh thuế quan Mercosur.
ĐenHộ chiếu màu đen có số lượng ít nhất trong 4 màu, thuộc về các quốc gia châu Phi như Chad, Cộng hòa Dân chủ Congo, Zambia, Botswana, Burundi, Gabon, Angola, Malawi; hoặc tại những quốc gia mà màu đen giữ vai trò chủ đạo như New Zealand.
Riêng với Mỹ, những người mang hộ chiếu màu đen đại diện cho việc họ có miễn trừ ngoại giao, nhân viên sân bay không có quyền lục soát, trì hoãn, bắt hay giam giữ họ.
Những câu chuyện tình trong cổ tích Việt Nam
Sách này là quyển thứ hai được biên soạn tiếp theo quyển “Kể cho mọi người: Truyện cổ tích Việt Nam” do Hiệp hôi giao lưu quốc tế Hyogo phát hành vào tháng 3 năm 2010. Chủ đề là những câu chuyện về “tình yêu”. Trong số những truyện cổ tích Việt Nam đã có từ xa xưa, chúng tôi đã tuyển chọn ba truyện về tình yêu nam nữ và đã viết lại một cách tương đối dễ hiểu để giới thiệu đến các bạn.
Truyện “Trương Chi Mỵ Nương” kể về một chàng trai làm nghề chài lưới trên sông, chàng bị tiếng sét ái tình sau chỉ một lần gặp người con gái đẹp, rồi khổ đau vì mối tình đơn phương của mình nên câu chuyện kết thúc hết sức bi thảm. “Hòn Vọng Phu” là câu chuyện viết về một người phụ nữ mà chồng nàng đã đi chinh chiến lâu chưa về, nàng đứng trên ngọn núi mòn mỏi chờ chàng rồi hóa đá. Và truyện “Mỵ Châu Trọng Thủy” nói về tình yêu của đôi vợ chồng son nhưng đã bị cuốn vào cuộc tranh chấp giữa hai nước nên cũng phải nhận một kết cục thảm thương.
Chắc các bạn cũng đã nhận thấy truyện nào cũng có một kết thúc rất buồn. Thực ra ý định của chúng tôi lần này là muốn giới thiệu đến các bạn những truyện tình lãng mạn trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam nên đã tìm kiếm và thăm dò ý kiến những người xung quanh và đã quyết định chọn những truyện này.
Tục ngữ Việt Nam có câu “ chín người mười ý”, chắc cũng có những bạn không cảm thấy được tính lãng mạn của câu chuyện nhưng chắc vẫn cảm nhận được ít nhiều về những trớ trêu trong cuộc đời.
Tuy là những câu chuyện có kết cục buồn nhưng chúng tôi rất hạnh phúc nếu được chia sẻ với các bạn thế giới truyện cổ tích vốn thân thuộc với người Việt Nam. Và không có gì vui hơn nếu sách này trở thành cơ hội giúp các bạn quan tâm hơn đến văn hóa, lịch sử của Việt Nam.
Kobe, tháng 3 năm 2011 Nhóm tác giả
Kể Cho Mọi Người Truyện Cổ Tích Việt Nam
Dự án biên soạn sách truyện tranh này đã được bắt đầu bởi nhóm giảng viên và nhóm quản lý lớp tiếng Việt dành cho các em gốc Việt tại tỉnh Hyogo và Osaka. Các lớp tiếng Việt (lớp tiếng mẹ đẻ) tại Nhật thường bắt đầu dạy từ cách đánh vần, chính tả. Các em chỉ học tiếng Việt cứ mỗi tuần một tiếng thôi, nên có rất nhiều em phải mất nhiều thời gian để học chính tả. Lên đến trung học, mặc dù vẫn chưa đến trình độ đọc hiểu truyện, nhưng do mắc bận tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ ở trường học, hoặc cảm thấy chỉ học chính tả thôi cũng khó quá nên nhiều em đã bỏ học tiếng Việt. Nếu như sau khi học hết chữ cái tiếng Việt xong mới được đọc truyện cổ tích thì mất lâu năm. Phải chăng chúng ta nhất thiết phải học tiếng Việt khi bước vào thế giới truyện cổ tích Việt Nam? Chúng ta có thể chia sẻ và thưởng thức bầu không khí của truyện cùng với các em bằng bất cứ ngôn ngữ nào, đó là điều quý báu nhất. Qua quá trình suy nghĩ như thế, chúng tôi quyết định biên soạn cuốn truyện tranh này. Truyện cổ tích nào cũng gồm nền lịch sử, văn hóa, khí hậu và tình cảm người dân.v.v...của một đất nước hay khu vực nào đó. Sau khi đọc cuốn sách này, bạn có thể biết chút thêm về VN so với trước khi đọc.Chúng tôi rất vui mừng nếu có bạn nào đó đọc cuốn sách này và trở nên quan tâm đến Việt Nam. Cuốn này gồm 5 truyện: “Sơn tinh và thủy tinh” giải thích lý do tại sao đất nước VN phải gặp nhiều bão tố và lũ lụt một cách vô cùng hóm hỉnh.“Sự tích dưa hấu” kể lại tại sao trái dưa hấu bắt đầu phổ biến tại VN cũng như người ta trưng bày trái này trong các ngôi nhà miền Nam vào dịp Tết nguyên đán. “Sự tích bánh chưng và bánh dày” cũng nói về sự tích của bánh chưng, một món ăn chủ yếu trong những ngày Tết. “Lạc Long Quân và Âu Cơ” là một truyện rất kỳ lạ vì cho rằng tổ tiên người Việt là con rồng cháu tiên nhưng rất phổ biến và được nhiều người tin tưởng. Truyện kế tiếp là “Sự tích trầu cau”, truyện này giải thích về nguồn gốc của phong tục tặng trầu cau trong lễ kết hôn truyền thống. Từ vô số truyện cổ tích VN, chúng tôi tuyển chọn 5 truyện mà chúng tôi thấy có ý nghĩa nhất. Chúng tôi tham khảo những cuốn truyện tranh đã ra đời trước và viết lại với văn chương dễ hiểu đối với các em gốc Việt sinh ra tại Nhật. Hơn nữa chúng tôi đã thu âm 5 truyện đó mà kể lại bằng tiếng Việt và tiếng Nhật. Nội dung và âm thanh của sách truyện cổ tích này có thể đăng tải được tại đây. Chúng tôi mong rằng tất cả các độc giả cũng như các gia đình người Việt sống ở Nhật cùng nhau chia sẻ được một thế giới cổ tích thông qua cuốn truyện tranh này. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn mọi người đã hiểu được nguyện vọng đó và cùng hoàn thành tốt cuốn sách này với chúng tôi.