Đơn vị: SỞ DU LỊCH TỈNH LÀO CAI
Giới thiệu về cây trường sinh
Cây Trường sinh là một loại cây cảnh phổ biến trong việc trang trí trong nhà. Đây là một loại cây cỏ thuộc họ thuốc Bỏng và có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ.
Loại cây này có lá dày, màu xanh đậm, hình bầu dục. Lá có bề mặt bóng và thường khá nhỏ, do đó nó thích hợp cho việc trang trí bàn làm việc hoặc kệ sách.
Cây trường sinh còn được biết đến với cái tên Diệp sinh căn
Cây trường sinh thích ánh sáng nhẹ và độ ẩm vừa phải. Tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với nắng gắt, vì nó có thể gây cháy lá.
Cây Trường sinh là một lựa chọn phù hợp cho người mới bắt đầu với việc chăm sóc cây cảnh trong nhà vì nó dễ chăm sóc và thích hợp với môi trường nội thất.
Cây trường sinh là cây gì? Đặc điểm, ý nghĩa phong thuỷ và cách chăm sóc tốt nhất
Nhắc đến cây trường sinh, chúng ta không thể bỏ qua những ý nghĩa phong thuỷ về tài vận và sự may mắn tuyệt vời mà nó mang lại. Vậy, cây trường sinh là cây gì? Đặc điểm, ý nghĩa phong thuỷ và cách chăm sóc cây như thế nào? Cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để biết rõ hơn về loại cây này.
Ý nghĩa phong thuỷ của cây trường sinh
Một số ý nghĩa phong thủy thường được gắn liền với cây trường sinh:
Cây có lá tròn, nhẵn bóng, luôn xanh tốt tượng trưng cho sự trường tồn
Cách chăm sóc cây trường sinh
Chăm sóc cây trường sinh không phức tạp và phù hợp cho người mới bắt đầu trồng cây cảnh. Điều quan trọng là đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng, nước và không gian thoải mái cho cây phát triển mạnh mẽ.
Cây trường sinh thích ánh sáng yếu. Tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với nắng gắt, vì điều này có thể gây cháy lá. Đặt cây ở gần cửa sổ với tấm rèm để lọc ánh sáng mặt trời.
Cây trường sinh có thể trồng thủy sinh hoặc trồng chậu đất
Tưới nước khi đất trên mặt khô đi. Đừng để cây úng nước quá lâu, vì điều này có thể gây hỏng rễ cây. Cây trường sinh chịu hạn tốt, nên hãy đảm bảo là đất đã khô trước khi tưới lại.
Chắc chắn rằng chậu cây có lỗ thoát nước để tránh ngập nước.
Cây trường sinh thích nhiệt độ phòng thông thường. Tránh đặt cây ở nơi quá lạnh hoặc quá nóng.
Diệp sinh căn trang trí bàn phòng khách
Trong mùa mưa, bạn có thể phân bón cây một lần mỗi tháng bằng phân bón cỏ hoặc phân bón dành riêng cho cây cảnh. Không nên phân bón quá nhiều, vì điều này có thể gây hại cho cây.
- Loại bỏ lá cũ và lá bệnh để duy trì tình trạng sạch sẽ và sức kháng của cây.
- Theo dõi cây để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và sâu bệnh. Nếu cần, thực hiện biện pháp kiểm soát sâu bệnh.
- Tạo điều kiện môi trường thích hợp, đảm bảo rằng không khí trong nhà không quá khô bằng cách sử dụng máy tạo ẩm hoặc xịt nước lên lá cây để tạo độ ẩm cho cây.
Hình dáng và kích thước của cây
Cây Trường sinh là loại cây xanh trong nhà thường được trồng để trang trí không gian sống, văn phòng hoặc căn hộ. Cây có một loạt đặc điểm cụ thể mà bạn có thể nhận biết:
Cây diệp sinh căn là cây thân thảo nhỏ
- Lá của cây trường sinh dày, có bề mặt nhẵn bóng, có hình bầu dục và đầu lá tròn. Màu lá có màu xanh lá cây đậm.
- Cây trường sinh có kích thước nhỏ gọn và thấp, thường chỉ đạt độ cao khoảng 20-30 cm.
- Gốc của cây trường sinh thường khá nhỏ và không phát triển rất lớn. Điều này làm cho cây này phù hợp để trồng trong các chậu hay bình hoa nhỏ.
Cây phù hợp để trang trí bàn làm việc, kệ sách hay kệ tivi
- Cây trường sinh là một loài cây sống lâu năm, có thể sống trong một thời gian dài khi được chăm sóc đúng cách.
- Cây này thích ánh sáng yếu, dễ chăm sóc và phù hợp cho người mới bắt đầu với việc trồng cây cảnh trong nhà.
Các loài cây trường sinh phổ biến
Cây Trường sinh thích hợp để trồng trong nhà, làm cho nó trở thành một lựa chọn phổ biến trong làm đẹp không gian sống và làm việc.
Hiện nay, có 2 loại cây trường sinh được trồng phổ biến:
Đây là loài cơ bản, có lá xanh đậm, nhẵn bóng. Thân cây mọc nhiều rễ để hút hơi nước trong không khí, lá màu xanh đậm, tròn và mọc từ gốc hoặc trên thân cây. Cây chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, phù hợp mọi điều kiện môi trường nên bạn không cần mất nhiều công sức để chăm sóc.
Cây trường sinh xanh mướt tạo nên sức sống cho không gian
Màu xanh của cây tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu bởi loài cây này có thể sống được mọi môi trường nên có lẽ vì thế mà người ta đặt cho nó cái tên “trường sinh”.
Trong phong thủy, cây mang ý nghĩa may mắn, tốt lành, gia đình hòa thuận, khỏe mạnh, gắn kết.
Cây trường sinh cẩm thạch còn được gọi là cây lá bỏng cẩm thạch hay cây diệp sinh căn cẩm thạch. Loại cây thân thảo này có khả năng sinh tồn mạnh mẽ, chứa đựng sức sống mãnh liệt.
Cây trường sinh cẩm thạch như một luồng gió mới lạ đem đến dấu ấn độc đáo
Cây trường sinh cẩm thạch có lá màu xanh vàng sọc, tạo ra một hiệu ứng trang trí đẹp mắt, thường để bàn hoặc trồng chậu treo trang trí ban công, sân vườn rất đẹp.
Những đặc điểm sinh học này làm cho cây trường sinh trở thành một biểu tượng của sự sống vĩnh cửu và sức mạnh trong thế giới tự nhiên.
Tạo cảnh quan trong nhà và ngoài trời
Cây Trường sinh có thể được sử dụng để tạo cảnh quan trong nhà hoặc ngoài trời. Việc chăm sóc và trồng cây giúp cho tinh thần thoải mái và tích cực hơn.
Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đây về khái niệm cây trường sinh là gì? Đặc điểm, ý nghĩa phong thuỷ và cách chăm sóc cây trường sinh,... sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về loài cây này.
Cảm ơn bạn đã đọc tin trên website Tecwood.com.vn. Thông tin này được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp từ một số nguồn trên internet nhằm chia sẻ đến những ai đang quan tâm đến cây trường sinh. Chúng tôi không kinh doanh mặt hàng này và cũng không giới thiệu, PR cho bất kỳ một đơn vị nào khác.
5 đức tính cần có của mỗi người là: Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín vẫn luôn rất được coi trọng. Cuộc sống ngày dù có rất nhiều thay đổi, nhưng chuẩn mực về tư tưởng, lối sống và đạo đức của mỗi người vẫn được lưu truyền qua hàng trăm năm. Vậy 5 chữ này có ý nghĩa như thế nào mà lại được mọi người nhắc đến nhiều như vậy và còn được đưa vào trong các tác phẩm nghệ thuật? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Theo Wikipedia, ngũ thường xuất phát từ Nho giáo ở Trung Quốc hay chính là hằng có, đức tính của của con người ở đời, gồm:
– Nhân (trong “nhân hậu”), thuộc Mộc;
– Lễ (trong “lễ phép, lễ giáo”), thuộc Hỏa;
– Nghĩa (trong “chính nghĩa”), thuộc Kim;
– Trí (trong “trí tuệ”), thuộc Thủy;
– Tín (trong “uy tín”), thuộc Thổ.
Để có thể hiểu sâu hơn về 5 chữ: Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín này; chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về ý nghĩa của từng chữ.
Chữ nhân là biểu hiện của con người giữa đời thường, được thể hiện qua cách đối nhân xử thế; yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ, chia sẻ với mọi người. Đặc biệt, đây không chỉ là đức tính cần thiết mà chính là trách nhiệm của mỗi cá nhân; là sợi dây liên kết, ràng buộc giữa người với người và thể hiện nghĩa tình qua các mối quan hệ như: vua – tôi, vợ – chồng, cha – con, anh – em.
Theo Ngũ hành, nhân ứng với mộc hay chính là hiện thân của các loại cây xanh. Hiện trạng của mộc là cố định, nhưng vẫn luôn có sự sống và ý chí mạnh mẽ vượt qua mọi hoàn cảnh, dù có là thời tiết khắc nghiệt đi chăng nữa cũng vẫn sẽ dành chiến thắng.
Nhắc tới hành Mộc chính là nhắc đến nhân, mang ý nghĩa rất sâu sắc về nhân cách của con người, sự lương thiện, bao dung, độ lượng và trong đó ẩn chứa cả sự vị tha.
Lễ hay cũng chính là lễ nghi, lễ giáo. Đây cũng chính là một truyền thống tốt đẹp từ thời ông cha chúng ta. Để thể hiện sự tôn trọng, và giúp cho mối quan hệ giữa người với người trở nên hài hòa hơn thì chắc chắn sẽ không thể thiếu đi lễ. Hay khi chúng ta chịu nhận ân huệ từ những người khác thì điều chúng ta cần làm chính là “trả” lễ cho họ. Đặc biệt, lễ còn được xem là một nét đẹp trong văn hóa của dân tộc. Bởi khi có việc gì quan trọng sẽ không thể thiếu được lễ. Điều quan trọng nhất ảnh hưởng đến lễ chính là ánh sáng và hình thức đặc trưng, còn được gọi là Tế tự.
Mà lửa, ánh sáng hay những luồng năng lượng mạnh mẽ lại chính là biểu thị đặc trưng của hành Hỏa. Xét theo Triết học, sự tôn kính quỷ thần của con người cũng thuộc thuộc trong hành Hỏa. Vì vậy, những điều này khiến cho hành Hỏa và lễ của con người lại được xếp cùng với nhau.
Chữ nghĩa xuất hiện rất nhiều trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta, trong sự dạy dỗ và dẫn dắt một con người theo lẽ sống phải đạo và được coi là chuẩn mực, hành vi mà con người cần hướng đến.
Niềm tin vào chính nghĩa luôn chiến thắng tà ác; biểu tượng của thiên đạo được gọi là nghĩa. Hay nghĩa còn là sự công bằng, lẽ phải hợp với đạo lý chung; sự nhận thức đúng đắn về chân lí những điều này sẽ không dễ dàng bị biến đổi.
Bên cạnh đó, biểu tượng của hành Kim lại chính là bạc hay những kim loại có bề ngoài sáng bóng và cứng rắn. Do vậy, ứng với hành Kim chắc chắn sẽ là nghĩa mà không phải là chữ khác.
Theo Đức Phật, trí tuệ và sức khỏe là tài sản lớn nhất của mỗi người. Trí tuệ hay trí huệ, trong đó bảo gồm: trí là quán thấy và huệ là hiểu rõ. Trí tuệ là sự sáng suốt, tinh thông, am hiểu và nhanh nhạy về trí óc. Đặc biệt, khi sở hữu trí, người đó sẽ không dễ dàng rơi vào u mê tội lỗi và thể hiện sự hiểu biết minh bạch, tường tận.
Như người xưa đã có câu “Trí giả nhạo Thủy” (Bậc trí giả thích nước). Bởi người sở hữu trí đạt sự lý thông thông suốt mọi lẽ không dễ bị đình trệ; giống như dòng nước chảy có thể bỏ qua được tất cả mọi dào cản; có lẽ vì vậy mà người trí rất ưa thích nước. Vì vậy, khi nhắc đến trí người ta sẽ biết ngay tới hành Thủy bởi những đặc tính tương đồng này.
Tín là niềm tin, giữ điều hẹn ước và thực hiện đúng như lời đã nói ra. Người biết giữ chữ tính là người coi trọng lòng tin của người khác đối với mình và là người biết trọng lời hứa, đáng tin cậy.
Khi con người không giữ được chữ tín, thì cuộc sống sẽ luôn phải trong trạng thái phòng bị lẫn nhau; đã có quan niệm rằng: người không biết giữ chữ tính thì cũng sẽ sống không có nhân nghĩa. Nhưng với những người trọng chữ tín; thì tín cũng chính là sợi dây liên kết mật thiết mỗi con người với nhau; và cũng là nền tảng và căn nguyên để con người sống chân thành với nhau hơn.
Trong ngũ thường, tuy rằng vị trí của tín là ở cuối cùng nhưng lại là điểm mấu chốt không thể di dời; quyết định cho những đức tính trên. Bởi nếu không có đức tín, không nhận được sự tin tưởng từ người khác thì cũng sẽ chỉ là một người không được coi trọng và đánh giá cao. Cũng giống như Thổ luôn bất biến.
Không phải tự nhiên mà hành Thổ lại được ví như Tín của con người. Những loài cây sinh sống và phát triển nhờ và đất; nếu có được sự hậu thuẫn từ đất thì chúng sẽ sinh sôi nãy nở rất tốt; vòng tuần hoàn theo đúng trật tự này cũng chính là yếu tố để thấy rằng hành Thổ tương đồng với chữ Tín.
Mỗi chữ đều mang những ý nghĩa khác nhau; nhưng khi đứng cạnh nhau 5 chữ này lại mang ý nghĩa rất sâu sắc về mọi mặt trong cuộc sống. Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín nếu chúng ta thiếu bất kỳ một trong những đức tính trên; đặc biệt là Tín thì bản thân chúng ta sẽ không được coi trọng và khó có thể thành công và thuận lợi.
Cũng bởi vậy, bộ tranh chữ Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín được sử dụng trong rất nhiều gia đình; như lời nhắc nhở mỗi người phải sống đúng với luân thường đạo lý.
Trên đây, Thư viện gỗ đã giúp bạn trả lời câu hỏi về ý nghĩa của Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín. Hy vọng, qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về 5 chữ Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín; và ý nghĩa ẩn sâu chắc bộ 5 chữ này. Cảm ơn ban đã theo dõi!