Hội họa và cuộc sống luôn có sự tương quan và gắn liền với nhau. Hội họa phần nào chính là sự thể hiện lại của thời gian, của các miền ký ức với không gian đầy ắp sự thư thái, của hình ảnh đất nước, con người và tâm hồn dân tộc. Sự phát triển của Mỹ thuật hay hội họa nói riêng luôn đi kèm với lịch sử của đất nước. Trong thời kì dân tộc trải qua nhiều biến cố, mỹ thuật Việt Nam hiện đại (từ năm 1930 đến năm 1990) đã có những bước chuyển mình và sự phát triển vượt bậc.
Tác phẩm Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ
Tác phẩm sơn mài: Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ (1956)
Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Sáng là sự kế thừa lối tạo hình của nghệ thuật phương Tây. Với thủ pháp hiện thực chắc khỏe, nhưng lại mang đậm tinh thần, màu sắc Việt. Bức tranh ra đời đã tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ. Như cổ động tinh thần quân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm được xem như bản hùng ca về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân Việt Nam. Tác phẩm còn vẽ lại một góc nhỏ thời kì kháng chiến oanh liệt của nhân dân ta qua trận chiến lẫy lừng Điện Biên Phủ.
Tranh sơn dầu Hai thiếu nữ và em bé
Tác phẩm sơn dầu: Hai thiếu nữ và em bé (1944)
Tác phẩm mang phong cách riêng biệt họa sĩ Tô Ngọc Vân đặc trưng của nền mỹ thuật Việt Nam Cận đại, đó là phong cách tạo hình phương Tây nhưng lại được hòa quyện trong một tinh thần phương Đông rõ nét. Bức tranh vẽ một không gian thanh bình với hai phụ nữ mặc áo dài tha thướt ngồi tâm sự ngoài hiên nhà, bên cạnh có một bé trai đang ngồi chơi. Ba nhân vật được bố cục dạng tam giác tạo nên trạng thái tĩnh lặng, cân bằng, êm ả. Với chất liệu sơn dầu, tác phẩm đã toát nên sự tinh tế trong biểu cảm hình ảnh phụ nữ Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX.
Bức tranh về Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc
Tác phẩm sơn mài: Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc (1980)
Năm 1952, họa sĩ Dương Bích Liên được cử đi vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chiến khu Việt Bắc. Sau gần 30 năm, họa sĩ đã ghi chép và khắc họa nhiều tác phẩm có giá trị. Bức tranh được danh họa Dương Bích Liên sáng tác năm 1980Tranh vẽ Bác Hồ và con ngựa chuẩn bị qua suối. Bác Hồ trong trang phục giản dị áo nâu, túi vải, bình tĩnh chuẩn bị vượt qua dòng lũ cuộn chảy. Nếu như núi rừng có vẻ xao xác, dòng nước cuộn chảy. Thì con người lại hết sức ung dung, tự tại. Con người không phải gồng mình trước thiên nhiên, còn bình tĩnh vỗ về con ngựa.
Tác phẩm vẽ Thánh Gióng như biểu tượng cho khát vọng độc lập, tự do, quật cường của dân tộc. Với ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật lập thể. Tác giả khai thác hoạ tiết dân tộc trên trống đồng Đông Sơn và các hoa văn đồ gốm, tạo nên bản sắc riêng. Tác phẩm của Nguyễn Tư Nghiêm có sự khúc chiết, kỹ thuật điêu luyện và giàu tính dân tộc. Tranh đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Kết quả: 1403, Thời gian: 0.0235
Chiều 13/9, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ Khai mạc và trao giải thưởng Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ V - năm 2022.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông khẳng định: Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 5 - năm 2022 là sự kiện lớn trong lĩnh vực Mỹ thuật được Bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức, nhằm tôn vinh thành quả sáng tạo của các tác giả trong 3 năm vừa qua. Thông qua triển lãm, khuyến khích, định hướng cho các tác giả sáng tác, thiết kế các sản phẩm vừa mang tính ứng dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, góp phần tăng cường mối liên kết giữa người thiết kế - thợ thủ công - nhà sản xuất - nhà phân phối và người tiêu dùng.
Sau hơn 4 tháng phát động, Ban Tổ chức Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ V - năm 2022 đã nhận được 538 tác phẩm của 283 tác giả thuộc 25 tỉnh/thành phố gửi tham gia dự thi. Hội đồng nghệ thuật đã tuyển chọn 201 tác phẩm, bộ tác phẩm của 138 tác giả để trưng bày triển lãm và chấm giải. Ban Tổ chức đã trao 2 bộ giải gồm 22 giải thưởng cho các tác phẩm có chất lượng nổi trội thuộc hai loại hình thiết kế sáng tạo và sản phẩm ứng dụng.
Trong đó, bộ giải thưởng thiết kế sáng tạo gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích. Giải Nhất trị giá 30 triệu đồng được trao cho nhóm tác giả Lê Thị Thu Thảo, Bùi Hạnh Lưu và Trần Thị Lệ Quyên (Trường Đại học FPT Hà Nội) với tác phẩm “Unzipped – Hỗ trợ trẻ vị thành niên về giới tính và ngăn chặn nạn xâm hại tình dục”.
Bộ giải thưởng sản phẩm ứng dụng không có giải Nhất, BanTổ chức trao 2 giải Nhì, 4 giải Ba và 5 giải Khuyến khích cho các tác phẩm xuất sắc. Trong đó, 2 giải Nhì, mỗi giải trị giá 20 triệu đồng được trao cho tác giả Lê Duy Đức (Sơn La) với tác phẩm: “Cổ tự môn”, tác giả Nguyễn Văn Tĩnh (Hà Nội) với tác phẩm “Bình hoa đan tre”.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cho rằng, Triển lãm là dịp để công chúng yêu nghệ thuật và quan tâm đến lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng được chiêm ngưỡng sự đa dạng của các chất liệu, loại hình sáng tạo, sự phong phú trong tạo hình, thiết kế sản phẩm. Các tác phẩm của loại hình thiết kế sáng tạo với nhiều ý tưởng mới mẻ, cập nhật xu hướng công nghệ mới và đa dạng trong tìm tòi, thể nghiệm hướng tới lợi ích cộng đồng. Mảng sản phẩm ứng dụng với cách tiếp cận chất liệu và hình thức thể hiện phong phú dựa trên những nền tảng thủ công truyền thống dân tộc.
Hai lĩnh vực này là tấm gương phản chiếu rõ nét đời sống của mỹ thuật ứng dụng Việt Nam hiện nay, khi những giá trị truyền thống đang song hành cùng những phát triển của công nghệ mới và xu hướng thiết kế quốc tế. Đó chính là màu sắc riêng của triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 5.
Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 5 - năm 2022 được tổ chức nhằm tôn vinh thành quả sáng tạo của các tác giả qua việc trưng bày, giới thiệu những mẫu thiết kế sáng tạo, sản phẩm mỹ thuật ứng dụng có giá trị ứng dụng trong đời sống và tính thẩm mỹ cao. Triển lãm là hoạt động chuyên môn quan trọng của lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng được tổ chức định kỳ 3 năm một lần, thu hút đông đảo các nhà thiết kế, nghệ sĩ, nghệ nhân cả nước tham gia; đồng thời là cầu nối giữa các nhà thiết kế, nghệ sĩ, nghệ nhân với các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ trong nước đồng thời góp phần xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm mỹ thuật ứng dụng của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Triển lãm diễn ra từ ngày 13-27/9/2022 tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Dưới đây là một số hình ảnh tại triển lãm:
Thiếu nữ trong vườn và Phong cảnh của Nguyễn Gia Trí
Tác phẩm: Thiếu nữ trong vườn và Phong cảnh (1939)
Tác phẩm được sáng tác bởi họa sĩ Nguyễn Gia Trí. Tác phẩm “Thiếu nữ trong vườn và phong cảnh” do 8 tấm vóc ghép lại thành bình phong hình chữ nhật. Mặt thứ nhất của bình phong là tranh Thiếu nữ thể hiện bức tranh các thiếu nữ duyên dáng áo dài thướt tha trong khung cảnh hoa lá, cây cỏ thơ mộng. Mặt thứ hai của bình phong là tranh phong cảnh diễn tả cây dọc mùng trong khu vườn nông thôn Bắc bộ.
Mỗi tranh là một tác phẩm hội họa độc lập nhưng hợp lại thành tổng thể thống nhất về phong cách nghệ thuật đặc trưng của Nguyễn Gia Trí. Những mảng lung linh của vỏ trứng, sắc đỏ của son, ánh rực rỡ của vàng… làm cho khóm dọc mùng trở nên nổi bật. Đây là một tác phẩm được công nhận Bảo vật quốc gia của người họa sĩ tài năng.
Tác phẩm sơn dầu: Em Thúy (1943)
Tác phẩm là sự kế thừa phong cách tạo hình phương Tây. Nhưng lại được hòa quyện trong một tinh thần phương Đông rõ nét. Là một tác phẩm mang phong cách riêng biệt họa sĩ Trần Văn Cẩn, bậc thầy của nền mỹ thuật Việt Nam cận đại. Với chất liệu sơn dầu, tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật tả chân. Cũng như tiêu biểu cho thể loại tranh chân dung Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX.
Bức tranh vẽ chân dung bán thân của em Thúy đang ngồi trên ghế mây. Hai bàn tay đặt vào nhau thu gọn vào lòng trong bộ quần áo đơn giản màu trắng; mái tóc ngắn, đôi mắt mở to trong sáng cùng nét mặt ngây thơ. Nhân vật không đặt ở chính giữa tranh mà đặt thiên về một nửa bên trái. Nhưng vẫn tạo được sự cân bằng trong bố cục bởi những đường nét của ghế mây, tóc và tay của nhân vật.