Hiện nay, khi chất lượng cuộc sống đang ngày càng được nâng cao, nhu cầu tham quan, du lịch của con người cũng ngày một nhiều. Sau những tháng ngày làm việc mệt mỏi, họ cần một dịp đi xa, không phải quan tâm gì về các vấn đề công việc, cuộc sống để thỏa sức vui chơi và chụp lại cho mình những bức hình thật đẹp. Tuy nhiên, không phải ai trong số đó cũng có điều kiện để đi xa, đi nước ngoài, lúc này những địa điểm du lịch đẹp trong nước là lựa chọn của họ. >>> Vé tàu Hà Nội đi Huế Việt Nam với giải đất hình chữ S chạy dài theo hướng Đông Nam của bán đảo Đông Dương với khoảng cách từ Bắc tới Nam là 1650 km nên sở hữu rất nhiều địa điểm du lịch đẹp với nhiều loại khí hậu và đặc sản riêng vô cùng hấp dẫn.
Các điểm du lịch đẹp từ Bắc vào Nam
Với những điểm khác biệt về nhiều mặt như trên đã kéo theo văn hóa con người cũng như cách sinh sống của người dân bản địa sinh ra nhiều khác biệt, từ đó dẫn đến những địa điểm du lịch nổi tiếng của ba vùng cũng có sự so sánh đáng kể
Miền Bắc là nơi khởi nguồn văn hóa hàng ngàn năm văn hiến của dân tộc ta, du lịch miền Bắc du khách không chỉ có cơ hội ngắm những thắng cảnh thiên nhiên đẹp mê hồn mà còn được chiêm ngưỡng những tượng đài kiến trúc có tuổi đời hàng nghìn năm được xây dựng khéo léo nhờ đôi bàn tay của những nghệ nhân nổi tiếng thời bấy giờ, một số địa điểm nổi bật như: Thủ đô Hà Nội: Đến thủ đô bạn có thể đi thăm các địa danh nổi bật như Hồ Hoàn Kiếm, Lăng Chủ Tịch, Văn Miếu, Phủ Tây Hồ,...
Quảng Ninh: Khác thủ đô với những danh lam thắng cảnh nhân tạo, hầu hết những địa danh nổi tiếng của Quảng Ninh là thuần thiên nhiên như Vịnh Hạ Long, Đảo Cô Tô, Vân Đồn,... Sapa - Lào Cai: Nằm ở phía Tây Bắc nước ta, Sapa nổi tiếng là một trong những điểm du lịch "nhất định nên đến một lần trong đời". Là một vùng đất với những màn sương mờ bao phủ quanh năm, những đồi ruộng bậc thang xanh mướt một màu, đến Sapa du khách sẽ được đắm mình trong không khí trong lành, mát mẻ của cùng đất đầy thơ mộng này. Tam Đảo - Vĩnh Phúc: Tam Đảo nằm trên độ cao hơn 900m so với mực nước biển. Tam Đảo có khí hậu khá mát mẻ với nhiệt độ trung bình quanh năm là 18 độ, rất thích hợp với những nhu cầu ăn chơi, nghỉ dưỡng. Yên Bái: Yên Bái nổi tiếng với những điểm du lịch đẹp như Mù Cang Chải, Háng Tề Chơ Hà Giang: Nếu bạn đã một lần có ý định muốn đến xem điểm đầu của tổ quốc thì nhất định không thể bỏ qua Hà Giang, Hà Giang với cao nguyên đá Đồng Văn, cột cờ Lũng Cú và rất nhiều điểm tham quan hấp dẫn khác.
Miền Trung luôn hấp dẫn nhiều du khách bởi những món ăn ngon, bãi biển xinh đẹp và những thành phố đẹp mộng mơ mà ít nơi nào có được. Một số địa điểm du lịch đẹp tại các tỉnh miền Trung: Nha Trang: Đảo Bình Ba, Tháp Bà Ponagar, Dốc Lết, Vịnh Văn Phong, Đảo Khỉ,... Nếu bạn chưa từng đến thành phố này thì chắc chắn khi đến Nha Trang bạn sẽ bị choáng ngợp bởi sự sầm uất cũng như các cảnh đẹp ở nơi đây. Sở hữu rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, Nha Trang ngày càng trở thành điểm đến được nhiều người ưa chuộng.
Quảng Nam: Thánh địa Mỹ Sơn, Làng bích họa Tam Thanh, Cù lao Chàm,... Quảng Nam sở hữu rất nhiều địa điểm du lịch đẹp, nổi tiếng và hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước, không chỉ là những danh lam thắng cảnh nhân tạo, ở đây cũng có rất nhiều địa điểm thiên nhiên đẹp Bình Định: Eo Gió, Khu du lịch Ghềnh Răng, Chùa Thiên Hưng,... Huế: Đại Nội Huế, Lăng Khải Định, Chùa Thiên Mụ, Sông Hương,... >>> Những điểm du lịch đẹp ở Huế Phú Yên: Ghềnh Đá Đĩa, Nhà thờ Măng Lăng,... Quảng Ngãi: Đảo Lý Sơn
Đà Lạt: Cả thành phố Đà Lạt là nguyên một địa điểm du lịch với rất nhiều cảnh đẹp và những thứ hay ho Phan Rang: Bãi biển Ninh Chữ, Bãi biển Cà Ná,... Thành phố HCM: Bãi biển Tân Thành An Giang: Thất Sơn Kiên Giang: Đảo Ngọc Phú Quốc Bà Rịa - Vũng Tàu: Côn đảo Khánh Hòa: Đảo bình ba Tiền Giang: Chợ Nổi Cái Bè
Không chỉ có văn hóa con người và quá trình phát triển khác nhau mà nền văn hóa ẩm thực của cả 3 vùng miền trên cả nước cũng có nhiều khác biệt rõ rệt, tiêu biểu như:
Những món ăn đặc sản miền Bắc thường không đậm vị như những món ưn vùng khác, món ăn có vị vừa phải, không quá cay, béo hay ngọt nhưng bù lại những món ăn này lại thường có màu sắc khá đẹp, bắt mắt. Một số đặc sản miền Bắc ngon như: Phở, Bún Thang, Cốm, Bánh Cuốn,.. Hầu hết những món ăn đặc sản miền Bắc đều có những gia vị cũng như rau thơm ăn kèm đặc trưng như kinh giới, húng láng,... Người xưa có câu "ăn Bắc mặc Kinh" quả không sai, chính vì sự tinh tế trong cách chế biến món ăn nên hầu hết những đặc sản này đều làm bật lên rõ nét nhất hương vị thuần tự nhiên của nguyên liệu, vô cùng thanh thoát, hấp dẫn
Không đa dạng, thanh thoát như lối ẩm thực phía Bắc, ẩm thực miền Trung có một nét rất riêng, mang đậm bản sắc vùng miền. Như chúng ta đã biết, miền Trung là một trong những vùng đất không được thiên nhiên ưu ái nhất của nước ta, chính vì vậy các sản vật ở nơi này thường không được phong phú như những vùng miền khác, tuy nhiên người miền Trung lại rất biết cách tận dùng nguồn sản vật ít ỏi mà thiên nhiên ban tặng này. Với những cách thưc chế biến độc đáo họ đã biến những sản vật tuyệt với này thành những món ăn với hương vị rất riêng khiến ai sau một lần thường thức cũng để lại những ấn tượng khó quên. Một số món ăn đặc sản của miền Trung: Cao lầu phố Hội, cơm Hến xứ Huế, bún bò Huế, bánh bèo Huế,... Hầu hết những món ăn này thường khá ngọt và đậm đà >>> Xem thêm: Những món ăn nhất định phải thử khi đến Huế
Hoang dã đầy phóng khoáng chính là điểm đặc trưng nổi bật nhất của ẩm thực miền Nam. Do đặc điểm địa hình nên từ lâu văn hóa ẩm thực Nam Bộ đã gắn liền với những món ăn dân dã được nấu bằng những nguyên liệu vô cùng hoang dã, đơn sơ, giản dị. Một đặc điểm khác nữa của ẩm thực miền Nam chính là vị ngọt, thay cho chất điều vị được nhiều người miền Bắc sử dụng, ở miền Nam người ta thường dùng đường, vì vậy hầu hết những món ăn của con người nơi đây đều khá ngọt. Một số món ăn đặc sản: Hủ tiếu Nam Vang, Chuột đồng khìa nước dừa, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa... Trên đây là một số thông tin về khí hậu, địa điểm du lịch, đặc sản vùng miền mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về du lịch trong nước trước khi lên cho mình những kế hoạch du lịch phù hợp. Chúc các bạn có những chuyến du lịch vui vẻ và thuận lợi!
Trong 45 ngày lái xe dọc đất nước, gia đình anh Minh đi qua 22 tỉnh thành, ngủ 35 đêm trong lều để sống giữa thiên nhiên.
Sau một năm tìm hiểu và lên kế hoạch kỹ lưỡng, ngày 16/8, gia đình anh Nguyễn Ngọc Minh (28 tuổi, Sóc Trăng) bắt đầu chuyến phượt từ Nam ra Bắc bằng ôtô bán tải. Chuyến đi kéo dài đến 9/10 với tổng quãng đường gần 9.000 km.
Khác với những chuyến phượt dài ngày trước đây, lần này, anh quyết định không thuê phòng nghỉ mà qua đêm bằng hình thức cắm trại tự túc. Vợ chồng anh cùng con gái đã có 35 ngày ngủ trong lều trại và 10 ngày nghỉ tại homestay, khách sạn do một số yếu tố khách quan.
Gia đình anh Minh cắm trại ở Mũi Yến (Phú Yên) trong hành trình.
Lý do anh Minh thực hiện chuyến đi này là vì con gái 18 tháng tuổi. Anh mong con thích nghi với nhiều dạng thời tiết, tăng cường sức đề kháng cũng như làm quen dần với thế giới bên ngoài trong giai đoạn hình thành tư duy và tính cách (dưới 6 tuổi).
Kế hoạch ban đầu, anh Minh dự kiến đi riêng. Trên hành trình, anh vô tình gặp một số người bạn cùng đam mê nên đã ghép đoàn đi cùng nhau hơn một tháng. Hành trình bắt đầu từ TP Cần Thơ, nơi anh đang sinh sống và làm việc, qua TP HCM, các tỉnh miền Trung đến Hà Nội rồi lên các tỉnh miền núi phía Bắc.
Anh Minh lựa chọn những tỉnh, thành chưa có dịp ghé hoặc chưa có nhiều trải nghiệm trong những chuyến đi trước. "Trường hợp không tìm được điểm dựng trại hoặc thời gian quá muộn chúng tôi mới thuê phòng nghỉ", anh kể. Thông thường, thời gian ở lại mỗi tỉnh/thành là một ngày đêm, song một số tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng, anh dành khoảng 2 - 3 ngày để chiêm ngưỡng khung cảnh mùa vàng trên những thửa ruộng bậc thang.
Tại mỗi nơi, anh đều chọn những địa điểm hoang sơ, gần gũi thiên nhiên, có phong cảnh đẹp để dựng trại nghỉ qua đêm như: Cù Lao Mái Nhà (Phú Yên); đèo Hải Vân (Đà Nẵng); đèo Khau Phạ, Mù Cang Chải (Yên Bái); thảo nguyên Suôi Thầu, bản Phùng, Hoàng Su Phì, đỉnh Chiêu Lầu Thi (Hà Giang); thác Cò La, núi Mắt Thần (Cao Bằng) và hai ngày du lịch Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh).
Vì sống và làm việc ở miền Nam, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ tại các tỉnh miền núi phía Bắc để lại ấn tượng mạnh cho gia đình anh Minh. Đặc biệt hơn, gia đình anh đến vào đúng mùa hoa tam giác mạch ở thảo nguyên Suôi Thầu và mùa lúa chín ở Hoàng Su Phì, Mù Cang Chải. Ngủ giữa núi đồi hùng vĩ nhưng không kém phần thơ mộng, có lúc thức dậy là bình minh trên biển, có lúc lại là biển mây, sương mù trắng xóa trước mặt. "Những khoảnh khắc đó khiến tôi càng háo hức đi thêm nhiều nơi, ngắm thêm nhiều cảnh đẹp", anh Minh nói.
Địa điểm anh ấn tượng nhất là Hang Táu, hay còn được biết đến là làng nguyên thủy ở Mộc Châu. Trên bãi cỏ xanh là những đàn trâu, bò, gà lợn được chăn thả tự do, những căn nhà gỗ của người H’Mông tạo thành cụm biệt lập, bao bọc bởi núi rừng và tách biệt với thế giới bên ngoài. Nơi đây không có điện, không có mạng internet và sóng điện thoại. "Nhịp sống truyền thống, tự cung tự cấp mang đến cảm giác chậm rãi và yên bình, khác hẳn với cuộc sống tôi đã quen trong hơn 20 năm qua", anh nói.
Được bố mẹ cho làm quen với việc camping ngắn ngày từ khi 3 tháng tuổi, con gái anh Minh không chỉ dễ dàng thích nghi mà còn bày tỏ sự thích thú khi đến mỗi địa điểm khác nhau. Kinh nghiệm để giúp bé thoải mái trong mỗi chuyến đi đó là trang bị thêm ghế trẻ em trên xe, chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết như áo ấm, sữa bột, cháo dinh dưỡng và tã giấy. Rèn cho bé ăn thô sớm cũng là một cách bố mẹ bớt lo lắng và gánh nặng, thoải mái cho con đi camping dài ngày, anh Minh chia sẻ.
Trước đây, anh Minh đã có hai lần phượt xuyên Việt bằng xe máy nhưng nghỉ qua đêm ở homestay hoặc khách sạn. So với việc đi phượt bằng xe máy, việc đi phượt bằng ôtô kết hợp cắm trại có một số ưu điểm. Anh Minh sử dụng xe bán tải loại hai cầu, giúp tiết kiệm nhiên liệu; tiết kiệm chi phí lưu trú nếu đi dài ngày; có thể mang theo nhiều hành lý, vật dụng; dễ dàng đưa gia đình và đặc biệt trẻ nhỏ đi cùng. Tuy nhiên, nhược điểm là tốn khá nhiều chi phí ban đầu để mua dụng cụ cắm trại, bị hạn chế địa điểm (nếu đường nhỏ, xe ôtô không thể đi vào) và việc sửa chữa xe khi gặp sự cố cũng khó khăn hơn so với xe máy.
Trong chuyến đi, trung bình mỗi ngày gia đình anh chi tiêu khoảng một triệu đồng. Nhưng trước đó, anh đã phải chuẩn bị một số trang thiết bị phục vụ cho sinh hoạt như máy phát điện, bình trữ nước, nguyên liệu và dụng cụ nấu ăn; tủ lạnh và một số vật dụng cắm trại như lều gắn nóc, bàn ghế, túi ngủ.
"Chuyến đi này sẽ là tiền đề cho những hành trình sau này với nhiều trải nghiệm đáng giá", anh Minh nói. Đồng thời, anh hy vọng những chia sẻ của mình sẽ tiếp thêm động lực cho những du khách muốn đi cắm trại cùng gia đình, gắn kết tình cảm. Trong tương lai, anh đang chuẩn bị kế hoạch cho chuyến đi xuyên châu Âu bằng xe mobihome (xe ôtô được thiết kế và trang bị như một ngôi nhà di động) để cùng vợ và con gái chiêm ngưỡng thêm nhiều cảnh đẹp trên thế giới.